Trung Quốc nói thì không đáng tin

Hồi đầu tháng 9, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư khẳng định lập trường của Trung Quốc muốn phát triển hòa bình.
Liệu điều này có ý nghĩa thế nào với thế giới nhất là khi những xung đột về quyền lợi và lãnh thổ vẫn đang tồn tại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng? 

Nói một đằng làm một nẻo

Với bức bạch thư công bố hôm mùng 6 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc khẳng định sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, cam kết gìn giữ hòa bình thế giới và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung của tất cả mọi quốc gia. Thế nhưng vẫn còn những nghi ngờ về mong muốn hòa bình này của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nước hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. 
Cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hồi những năm 1970, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:
“Tôi nói là đừng vội nghe lời người Trung Quốc nói, hãy xem việc làm người ta làm, thường là họ nói một đằng làm một nẻo nên tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng bạch thư này chỉ nhằm mục đích trấn an lo ngại của thế giới về sự lớn mạnh của Trung Quốc mà thôi. 
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Philippines xung quanh chủ quyền tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông đã tăng cao trong những tháng đầu năm nay.
Tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.
TT. Nguyễn Trọng Vĩnh 
Tàu Trung Quốc trong các tháng 3, 5, và tháng 6 liên tục uy hiếp, cắt cáp các tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam. Đó là chưa kể, từ nhiều năm nay, những ngư dân của hai nước này đánh bắt cá tại các khu vực tranh chấp gần quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa luôn bị tàu của Trung Quốc đe dọa, đuổi bắt. Nhận xét về những hành động này của Trung Quốc hồi đầu năm nay, giáo sư môn quan hệ quốc tế trường đại học De La Salle, Philippines, ông Renato Cruz de Castro nói:
“Nó cho thấy sự leo thang hơn nữa trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.”
Gần đây nhất, hôm 24 tháng 9 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đi tránh bão tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Những nghi ngờ của thế giới về cam kết này của Trung Quốc cũng được phía Trung Quốc nhìn nhận. Chẳng vậy mà vào hôm 15 tháng 9 vừa qua, ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh về quan điểm hòa bình này của bạch thư. Ông trực tiếp đề cập đến sự nghi ngờ của cộng đồng thế giới về cam kết của Trung Quốc và phản ứng của các nước. Ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ giữ vững lời hứa hòa bình của mình. Ông nói:

“Người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều bởi xâm lược nước ngoài và chủ nghĩa thực dân. Qua chiến đấu gian khổ, khó khăn, người dân Trung Quốc cuối cùng đã giành được độc lập, và tự do. Vì vậy không có cách gì mà người Trung Quốc lại muốn người dân các nước khác cũng phải chịu đựng như mình. Lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc đã khẳng định sự hòa hợp và hòa bình đầy giá trị này trong suy nghĩ của người Trung Quốc.” 
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc nói đến mong muốn chung sống hòa bình, hòa hợp với thế giới. Ngay từ năm 1997, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng mới về an ninh, trong đó có nói đến chủ trương không bắt nạt các nước khác, nhưng mọi sự đã thay đổi với các hành động được cho là hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:
“Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao pháo hạm hay bắt nạt nước khác. Trung Quốc chỉ ra đó là cách hành xử của Mỹ. Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước ASEAN rằng Trung Quốc muốn chung sống hòa bình. Năm ngoái tất cả đã đảo ngược và chống lại Trung Quốc. Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc.”
Ngay sau khi những xung đột trên khu vực biển Đông lên cao vào hồi đầu năm nay, Trung Quốc cũng vẫn một mực công khai khẳng định cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, tránh sử dụng mọi vũ lực. Thế giới nhìn nhận đây là những lời sáo rỗng. Giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học La Trope, Úc, ông Nick Bisley nhận xét:
Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển.
Ô. Nick Bisley
“Những lời văn hoa mà Trung Quốc đưa ra là hòa bình và sống trong hòa hợp thì hiện chủ yếu vẫn chỉ là văn hoa mà thôi. Thực tế phải nói đến chính sách mà họ theo đuổi để đạt được mục đích này thì lại gây hậu quả cho những nước khác. 
Tôi nghĩ họ biết những điều này nhưng họ lờ đi những hậu quả mà họ gây ra trong các hành động đối với Việt Nam và Philippines. Đối với Trung Quốc đây là một quyền lợi cốt lõi và họ sẽ không từ bỏ quyền lợi này. Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển Đông.”
Trung Quốc cũng đã từng gọi biển Đông là quyền lợi cốt lõi của mình tương tự như Tây Tạng và Đài Loan. Và tất nhiên trong bạch thư của mình, Trung Quốc cũng không quên khẳng định quyền lợi cốt lõi trong chủ quyền an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Không chỉ có tranh chấp với các các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện Trung Quốc cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Vào hồi đầu tháng 8, Nhật bản công bố sách trắng quốc phòng năm 2011, trong đó bày tỏ những quan ngại trước sự gia tăng các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Sách cũng viết rằng khi giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích với các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc luôn sử dụng cách bắt ép nước khác, gây lo ngại về đường lối chính sách trong tương lai của Bắc Kinh.

Láng giềng lâu năm

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên biên giới đất liền và biển Ấn Độ Dương với một quốc gia láng giềng lâu năm khác là Ấn Độ. Gần đây nhất, vào hồi đầu tháng 9, Trung Quốc đã lên tiếng chính thức yêu cầu công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC phải ngưng việc thăm dò dầu khí tại hai lô dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Phó đề đốc hải quân Ấn Độ Uday Bhaskar cho rằng những hành động trên thực tế của Trung Quốc đang gây phản ứng lo ngại từ các nước láng giềng:
“Theo tôi thì Trung Quốc biết được những phản ứng gì sẽ đến từ những nước láng giềng. Các anh cứ nói về sự lớn mạnh hòa bình nhưng các nước láng giềng không tin anh. Liệu láng giềng lo lắng về anh hay không khi việc anh làm đi ngược lại điều anh nói về sự lớn mạnh hòa bình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc tạo lo ngại cho khu vực.” 
Vậy cam kết phát triển hòa bình trong bạch thư lần này có phải là một lời sáo rỗng giống như những lời tuyên bố trước đây của Trung Quốc? Người đại diện chính phủ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc nói:
Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.
Ô. Cruz de Castro
“Câu trả lời là không. Phát triển hòa bình là một cam kết mạnh mẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, nhà nước và người dân Trung Quốc. Nó cho thấy chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc cũng như chiến lược phát triển quốc gia, được biến thành hành động cụ thể. Phát triển hòa bình có nghĩa là về đối nội Trung Quốc tìm kiếm sự hòa hợp và phát triển, về đối ngoại Trung Quốc theo đuổi hòa bình và hợp tác.”
Sau khi bạch thư được công bố, một đại diện thuộc đảng cầm quyền tại Đài Loan nói với báo giới nước này rằng những gì đưa ra trong bạch thư hoàn toàn chẳng có gì mới. Điều mà thế giới quan tâm nhất lúc này là liệu Trung Quốc có thể làm gì để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông đúng như những gì được đưa ra trong bạch thư.

Inside China – CHINA DEMANDS WAR

CHINA DEMANDS WAR
The lead article the Chinese Communist Party newspaperGlobal Timeson Tuesday contained an alarming call for a declaration of war againstVietnam and Philippines, two nations that in recent weeks launched the loudest protests against China’s sweeping maritime sovereignty claims over the South China Sea.
Headlined “The Time to Use Force Has Arrived in the South China Sea; Let’s Wage Wars on the Philippines and Vietnam to Prevent More Wars,” the article was written by Long Tao, a likely pseudonym literally translated as “The Dragon’s Teaching.” The name refers to the third chapter of the famous Chinese ancient military classic “Six Secret Military Teachings” that, among other things, promotes the idea that the best way to establish military awesomeness is to kill the highest-ranked dissenters.
Vietnam is viewed by China as the most militarily capable state whose government is the most politically uncompromising when it comes to challenging China’s territorial claims in the South China Sea.
The Philippines recently riled China greatly for its closeness to Japan, and its cantankerous and successful move last week to hold talks within the Association of Southeast Asian Nations, without inviting China, on cooperating and clarifying consensual and disputed claims in the South China Sea.
The fiery rhetoric of the article states that “the South China Sea is the best place for China to wage wars” because “of the more than 1,000 oil rigs there, none belongs to China; of the four airfields in the Spratly Islands, none belongs to China; once a war is declared, the South China Sea will be a sea of fire [with burning oil rigs]. Who will suffer the most from a war? Once a war starts there, the Western oil companies will flee the area, who will suffer the most?”
The article further calculates that “the wars should be focused on striking the Philippines and Vietnam, the two noisiest troublemakers, to achieve the effect of killing one chicken to scare the monkeys.”
What about possible U.S. intervention once China starts a war in the South China Sea? No worry, the article states, because the U.S. will be utterly unable to open a second front in the South China Sea to fightChina because it is deeply mired in the anti-terror wars of the Middle East.
The Global Times is China’s largest paper focusing on international news under direct sponsorship from the Communist Party central authority.
China is set to launch its first space lab Thursday or Friday, depending on weather conditions at the Jiuquan Space Launch Center in the remote Gansu province.
The lab, called Heavenly Palace, is an initial part of China’s plans to develop space rendezvous and docking capabilities for a future large-scale, inhabited space station to be built by 2020. It is designed to dock with the soon-to-be-launched space vehicles Divine Vessel 8, Divine Vessel 9 and Divine Vessel 10.
The 8 1/2-ton Heavenly Palace will be carried to its orbit by a Long March 2F rocket. China is taking advantage of the U.S. and Russia’s rapidly dwindling space programs. The mission of the International Space Station is scheduled to end in 2020, the year China plans to take over and become the only country with its own space station.
RED WOMEN ‘LIBERATE’ D.C.
The National Ballet of China is currently engaged in a month of performances at the Kennedy Center in Washington. Some featured selections in the troupe’s programs have ignited fierce protests among Chinese-American communities in the area.

Leading the evening performance is a Maoist propaganda classic called the “Red Detachment of Women,” one of the eight model operas shown during the chaos of the Cultural Revolution that advocates “revolutionary violence,” “communism being the truth” and the “Communist Party being our leader.” Another piece, “Yellow River,” ends with the ultimate communist musical propaganda kitsch, “The East Is Red.” On Saturday, an angry crowd representing 26 human-rights and democracy groups gathered near the Kennedy Center to protest the communist production.

Trung Quốc nói thì không đáng tin

Hồi đầu tháng 9, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư khẳng định lập trường của Trung Quốc muốn phát triển hòa bình.
Liệu điều này có ý nghĩa thế nào với thế giới nhất là khi những xung đột về quyền lợi và lãnh thổ vẫn đang tồn tại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng? 

Nói một đằng làm một nẻo

Với bức bạch thư công bố hôm mùng 6 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc khẳng định sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, cam kết gìn giữ hòa bình thế giới và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung của tất cả mọi quốc gia. Thế nhưng vẫn còn những nghi ngờ về mong muốn hòa bình này của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nước hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. 
Cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hồi những năm 1970, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:
“Tôi nói là đừng vội nghe lời người Trung Quốc nói, hãy xem việc làm người ta làm, thường là họ nói một đằng làm một nẻo nên tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng bạch thư này chỉ nhằm mục đích trấn an lo ngại của thế giới về sự lớn mạnh của Trung Quốc mà thôi. 
Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Philippines xung quanh chủ quyền tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông đã tăng cao trong những tháng đầu năm nay.
Tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.
TT. Nguyễn Trọng Vĩnh 
Tàu Trung Quốc trong các tháng 3, 5, và tháng 6 liên tục uy hiếp, cắt cáp các tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam. Đó là chưa kể, từ nhiều năm nay, những ngư dân của hai nước này đánh bắt cá tại các khu vực tranh chấp gần quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa luôn bị tàu của Trung Quốc đe dọa, đuổi bắt. Nhận xét về những hành động này của Trung Quốc hồi đầu năm nay, giáo sư môn quan hệ quốc tế trường đại học De La Salle, Philippines, ông Renato Cruz de Castro nói:
“Nó cho thấy sự leo thang hơn nữa trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.”
Gần đây nhất, hôm 24 tháng 9 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đi tránh bão tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Những nghi ngờ của thế giới về cam kết này của Trung Quốc cũng được phía Trung Quốc nhìn nhận. Chẳng vậy mà vào hôm 15 tháng 9 vừa qua, ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh về quan điểm hòa bình này của bạch thư. Ông trực tiếp đề cập đến sự nghi ngờ của cộng đồng thế giới về cam kết của Trung Quốc và phản ứng của các nước. Ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ giữ vững lời hứa hòa bình của mình. Ông nói:

“Người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều bởi xâm lược nước ngoài và chủ nghĩa thực dân. Qua chiến đấu gian khổ, khó khăn, người dân Trung Quốc cuối cùng đã giành được độc lập, và tự do. Vì vậy không có cách gì mà người Trung Quốc lại muốn người dân các nước khác cũng phải chịu đựng như mình. Lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc đã khẳng định sự hòa hợp và hòa bình đầy giá trị này trong suy nghĩ của người Trung Quốc.” 
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc nói đến mong muốn chung sống hòa bình, hòa hợp với thế giới. Ngay từ năm 1997, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng mới về an ninh, trong đó có nói đến chủ trương không bắt nạt các nước khác, nhưng mọi sự đã thay đổi với các hành động được cho là hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:
“Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao pháo hạm hay bắt nạt nước khác. Trung Quốc chỉ ra đó là cách hành xử của Mỹ. Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước ASEAN rằng Trung Quốc muốn chung sống hòa bình. Năm ngoái tất cả đã đảo ngược và chống lại Trung Quốc. Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc.”
Ngay sau khi những xung đột trên khu vực biển Đông lên cao vào hồi đầu năm nay, Trung Quốc cũng vẫn một mực công khai khẳng định cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, tránh sử dụng mọi vũ lực. Thế giới nhìn nhận đây là những lời sáo rỗng. Giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học La Trope, Úc, ông Nick Bisley nhận xét:
Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển.
Ô. Nick Bisley
“Những lời văn hoa mà Trung Quốc đưa ra là hòa bình và sống trong hòa hợp thì hiện chủ yếu vẫn chỉ là văn hoa mà thôi. Thực tế phải nói đến chính sách mà họ theo đuổi để đạt được mục đích này thì lại gây hậu quả cho những nước khác. 
Tôi nghĩ họ biết những điều này nhưng họ lờ đi những hậu quả mà họ gây ra trong các hành động đối với Việt Nam và Philippines. Đối với Trung Quốc đây là một quyền lợi cốt lõi và họ sẽ không từ bỏ quyền lợi này. Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển Đông.”
Trung Quốc cũng đã từng gọi biển Đông là quyền lợi cốt lõi của mình tương tự như Tây Tạng và Đài Loan. Và tất nhiên trong bạch thư của mình, Trung Quốc cũng không quên khẳng định quyền lợi cốt lõi trong chủ quyền an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Không chỉ có tranh chấp với các các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện Trung Quốc cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Vào hồi đầu tháng 8, Nhật bản công bố sách trắng quốc phòng năm 2011, trong đó bày tỏ những quan ngại trước sự gia tăng các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Sách cũng viết rằng khi giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích với các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc luôn sử dụng cách bắt ép nước khác, gây lo ngại về đường lối chính sách trong tương lai của Bắc Kinh.

Láng giềng lâu năm

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên biên giới đất liền và biển Ấn Độ Dương với một quốc gia láng giềng lâu năm khác là Ấn Độ. Gần đây nhất, vào hồi đầu tháng 9, Trung Quốc đã lên tiếng chính thức yêu cầu công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC phải ngưng việc thăm dò dầu khí tại hai lô dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Phó đề đốc hải quân Ấn Độ Uday Bhaskar cho rằng những hành động trên thực tế của Trung Quốc đang gây phản ứng lo ngại từ các nước láng giềng:
“Theo tôi thì Trung Quốc biết được những phản ứng gì sẽ đến từ những nước láng giềng. Các anh cứ nói về sự lớn mạnh hòa bình nhưng các nước láng giềng không tin anh. Liệu láng giềng lo lắng về anh hay không khi việc anh làm đi ngược lại điều anh nói về sự lớn mạnh hòa bình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc tạo lo ngại cho khu vực.” 
Vậy cam kết phát triển hòa bình trong bạch thư lần này có phải là một lời sáo rỗng giống như những lời tuyên bố trước đây của Trung Quốc? Người đại diện chính phủ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc nói:
Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.
Ô. Cruz de Castro
“Câu trả lời là không. Phát triển hòa bình là một cam kết mạnh mẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, nhà nước và người dân Trung Quốc. Nó cho thấy chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc cũng như chiến lược phát triển quốc gia, được biến thành hành động cụ thể. Phát triển hòa bình có nghĩa là về đối nội Trung Quốc tìm kiếm sự hòa hợp và phát triển, về đối ngoại Trung Quốc theo đuổi hòa bình và hợp tác.”
Sau khi bạch thư được công bố, một đại diện thuộc đảng cầm quyền tại Đài Loan nói với báo giới nước này rằng những gì đưa ra trong bạch thư hoàn toàn chẳng có gì mới. Điều mà thế giới quan tâm nhất lúc này là liệu Trung Quốc có thể làm gì để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông đúng như những gì được đưa ra trong bạch thư.

Thật ra chúng ta nên sợ điều gì ở Trung Quốc?

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang lo lắng về sự gia tăng rõ rệt con số các bài báo khoa học được xuất bản và số bằng sáng chế được cấp cho giới nghiên cứu ở Trung Quốc. Họ tin rằng điều này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Xét tới cùng, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ hai, sau Mỹ, về số lượng ấn phẩm khoa học, và từ nay tới năm 2015, mỗi năm Trung Quốc sẽ đăng ký số bằng sáng chế nhiều hơn cả Mỹ.
Giới làm chính sách của Mỹ lo ngại là đúng, nhưng họ lại đang lo nhầm chỗ.
Các bài báo khoa học của người Trung Quốc nhìn chung là không đúng hoặc là sản phẩm đạo văn. Chúng không có mấy ích lợi ngoài việc ve vuốt lòng tự hào dân tộc. Gần như chẳng có sáng chế nào ra đời từ các phòng thí nghiệm nhận tiền nhà nước. Đồng thời, các bằng sáng chế của Trung Quốc cũng không phải là chỉ dấu của sự sáng tạo, mà chỉ là những nhà tù mà đất nước này dựng lên để đánh thuế các công ty ngoại quốc đặt chân tới Trung Hoa. Người Trung Hoa đã học được cách chơi cái trò chơi của các công ty công nghệ và những cơ quan cấp bằng sáng chế tinh khôn của Mỹ: sử dụng bằng sáng chế để tống tiền những nhà sản xuất công nghiệp khác.
Lợi thế thật sự của Trung Quốc nằm ở thế hệ tới đây của họ – những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu và rồi sẽ trở thành doanh nhân. Đám trẻ này rất giống với những kẻ đồng niên với chúng ở phương Tây. Chúng đều thông minh, có động lực, và đầy tham vọng. Trong khi những đứa trẻ của thế hệ Cách mạng Văn hóa – giờ đây đang làm việc trong các phòng nghiên cứu của chính phủ và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thống trị nền sản xuất – phải cố làm sao để không thách thức chính quyền và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định của chính phủ, thì thế hệ mới chẳng biết đến biên giới nào. Họ thậm chí không biết đến sự tàn bạo ở thời đại trước. Họ chẳng ngại gì mà không suy nghĩ vượt khỏi mọi giới hạn, chấp nhận rủi ro, và có tham vọng. Khác với  cha mẹ họ, thế hệ mới này có thể đổi mới.
Sự thay đổi mà tôi đã chứng kiến trong lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc, trong những chuyến đi của tôi tới Trung Quốc suốt sáu năm qua, thật là sâu sắc. Khi xưa sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp phải nỗ lực để vào các công ty đa quốc gia của phương Tây. Và vì thất bại là một điều cấm kỵ, cũng như địa vị xã hội thấp kém là thứ bị mặc nhiên gán cho các doanh nghiệp mới khởi sự, cho nên các bậc cha mẹ không khuyến khích con cái trở thành doanh nhân. Bây giờ không còn như thế nữa. Trước thành công của những doanh nhân như Jack Ma (người sáng lập website thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba.com – ND) và Kaifu Lee (nguyên chủ tịch Google Trung Quốc – ND) và với việc những thế hệ doanh nhân đi đầu khởi nghiệp đã gặt hái được của cải, thanh niên Trung Quốc giờ đã có những hình mẫu để noi theo, và các bậc cha mẹ thì bắt đầu chấp nhận tinh thần doanh nhân hơn. Giờ đây, tham gia một công ty mới thành lập là “mốt” ở Trung Quốc – y như ở Thung lũng Silicon. Và việc thất bại, làm lại từ đầu cũng ngày càng được chấp nhận hơn.
Tại tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc đều có những doanh nghiệp mới thành lập. Theo Lux Research, vốn đầu tư vào kinh doanh ở Trung Quốc đã lên tới 5,4 tỷ USD trong năm 2010 – tăng 70% so với năm trước. Có rất nhiều những Angel và Venture Capital đến nỗi giới đầu tư phải cạnh tranh với nhau để được đầu tư. Một đơn vị mới thành lập mà tôi đi thăm tuần trước ở Bắc Kinh, tên là Café Garage, đang tặng không gian văn phòng và Internet miễn phí cho các doanh nghiệp mới khởi sự, đổi lấy việc họ được đứng lên đầu trong hàng ngũ những nhà đầu tư.
Trong chuyến đi gần đây của tôi, hồi tuần qua, tôi cũng dạy học ở Đại học Thanh Hoa, trong một chương trình khởi nghiệp do Trung tâm Doanh nhân UC-Berkeley tổ chức. Sinh viên ở đó rất giống với những sinh viên tôi dạy ở Duke và Berkeley. Họ khao khát kiến thức, quan hệ, và ý tưởng. Sự khác biệt duy nhất mà tôi để ý thấy là cách họ trả lời câu hỏi sau: Tại sao bạn muốn trở thành doanh nhân? Sinh viên Mỹ thường nói về việc tạo dựng gia sản và thay đổi thế giới. Sinh viên Trung Quốc thì bảo họ coi kinh doanh là một cách để vượt lên trên “hệ thống”, để trở thành người chủ của chính mình và để tạo ra con đường riêng đến thành công. Rõ ràng họ không thích thú ý tưởng làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, một chính quyền chuyên quyền độc đoán, hay là cho cái mà họ coi là một công ty đa quốc gia nhiều cơ hội của nước ngoài.
Mỗi năm đều có hàng chục nghìn người nhập cư có học vấn từ Mỹ trở về Trung Quốc, đem đến cho hệ thống doanh nghiệp ở Trung Quốc một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những người hồi hương này đang đào tạo cho người trong nước biết cách làm thế nào để xây dựng những công ty kiểu Thung lũng Silicon.
Hãy lấy Robert Hsiung làm ví dụ. Tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2008, anh đã nhận được vài cơ hội việc làm ở Thung lũng Silicon, Singapore và Hong Kong. Nhưng anh quyết định trở thành doanh nhân và chuyển tới Bắc Kinh, vì nền kinh tế đang bùng nổ và số người Trung Quốc sử dụng Internet đang gia tăng nhanh chóng. Doanh nghiệp đầu tiên của Robert, một công ty mạng xã hội tên là OneCircle.cc, chỉ thành công khiêm tốn. Công ty tiếp theo của anh, FoxFly, cũng thất bại vì những đối thủ lớn hơn đã tràn vào thị trường của Robert. Tháng 8 vừa qua, anh khởi sự doanh nghiệp thứ ba, chuyên về phát triển một ứng dụng mạng chuyên nghiệp. Robert nói với tôi rằng anh ta hoàn toàn không thấy có vấn đề gì khi tuyển dụng những sinh viên kỹ thuật hàng đầu. Và cho dù anh đã từng thất bại, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sẵn sàng đầu tư hàng trăm nghìn đôla vào công ty mới nhất của anh.
Trung Quốc có cơ hội tiếp nhận toàn bộ nguồn năng lượng mới này và dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Nhưng điều ấy không có nghĩa là họ sẽ làm như thế. Tôi đã hỏi sinh viên và doanh nhân sở tại về các trở ngại mà họ biết mình sẽ phải đối mặt. Gần như tất cả đều nói đến hai nỗi sợ: Rằng một công ty quy mô lớn hơn – như là Baidu hay Tencent – sẽ ăn cắp công nghệ của họ, vì luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc không có hiệu lực gì; và rằng một khi họ đã đạt được những thành công to lớn, quan chức chính phủ sẽ nhào vào kiểm soát công ty hoặc đòi chia phần.
Chừng nào nền pháp quyền của Trung Quốc còn chưa được củng cố và doanh nhân chưa có được sự tự do mà họ cần, chừng đó Trung Quốc còn có thể chứng kiến rất nhiều hoạt động khởi nghiệp, nhưng những sáng tạo làm thay đổi thế giới thì sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc đã dẹp bỏ được những trở ngại cuối cùng rồi, thì ta phải coi chừng.

TỪ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẾN HIẾN PHÁP HỒ CHÍ MINH







GS. TS. Chu Hảo
Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong vào ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ-Cộng hòa-Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 ( vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền ) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Giòng cuối cùng của phần Phụ lục trong bài diễn ca tuyên truyền cách mạng “ Lịch sử nước ta ” viết vào tháng 2 năm 1942 ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã có một dự báo thiên tài: “VIỆT NAM ĐỘC LẬP 1945”. Không thể không nghĩ rằng, ngay từ lúc ấy Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc soạn thảo một Tuyên ngôn độc lập mang tầm vóc thời đại và một Hiến pháp phù hợp với trào lưu dân chủ thế giới.

Lịch sử ghi lại rằng : Cụ Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội ngày 27-8-1945. Có thể Cụ đã viết trong một ngày, nhưng những tư tưởng chính, những dữ liệu cơ bản để viết bản Tuyên ngôn ngày ấy chắc chắn đã được Cụ sưu tầm và chắt lọc ít nhất từ 3 năm trước, khi mường tượng đến tương lai tươi sáng vào năm 1945 của nước Việt Nam bước ra từ kiếp nô lệ sang kỷ nguyên độc lập.

Với phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Hồ Chí Minh đã đặt nền móng vững chãi cho bản Hiến pháp sau này.

Thomas Jefferson đã nâng Tư tưởng nhân quyền của John Lock (1632-1704, triết gia Anh, cha đẻ của Lý thuyết Khế ước xã hội và Chủ nghĩa tự do) từ ba quyền cơ bản của con người là “quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu” lên một mức cao hơn thành “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Hồ Chí Minh, một lần nữa lại nâng cao tư tưởng nhân bản ấy bằng ý tưởng suy rộng từ Con người sang Xã hội: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Và chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố dứt khoát: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Đối với Hồ Chí Minh lúc đó, không phải chỉ cần ngay một bản Hiến pháp, mà phải là một Hiến pháp dân chủ, đúng theo tinh thần của Tuyên ngôn độc lập.

Rất nhất quán, rất dứt khoát và rất khẩn trương; chỉ 3 tuần sau đó, ngày 20 tháng 9, Ủy Ban Dự thảo Hiến pháp đã được thành lập theo sắc lệnh 34-SL với người đứng đầu là Hồ Chí Minh. Chưa có Quốc hội (Nghị viện nhân dân) mà đã nghĩ ngay đến Hiến pháp. Và tinh thần dân chủ của Hiến pháp sắp được xây dựng đã được thể hiện một cách đầy thuyết phục trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên ở nước ta theo thể thức phổ thông đầu phiếu ngày 6 tháng 1 năm 1946.

Hai tháng sau đó, ngày 2 tháng 3 năm 1946 Ban Dự thảo Hiến pháp ( tiếp tục công việc của Ủy ban Dự thảo ) được Quốc hội bầu ra; Và chỉ hơn nửa năm sau, ngày 9 tháng 11 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp với tỷ số phiếu thuận áp đảo 240/242.

Và như vậy lịch sử đã minh chứng vai trò của Hồ Chí Minh như là linh hồn của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Tuy đã từng là người của Quốc tế cộng sản, nhiều năm học tập và làm việc tại Mascơva, không thể không am tường thể chế chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết, nhưng Hồ Chí Minh đã không lấy bản Hiến pháp 1936 của Liên Xô làm khuôn mẫu khi chỉ đạo xây dựng Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Bản Hiến pháp ấy cho đến nay vẫn là đỉnh cao cho trong lịch sử lập hiến nước nhà bởi những ưu việt sau đây.

1) Thượng tôn quyền lực của Nhân dân bằng việc xác lập quyền phúc quyết Hiến pháp của Nhân dân và đặt Hiến pháp lên trên Nhà nước.

2) Thể hiện đầy đủ và tường minh tư tưởng Nhà nước Pháp quyền trên nguyên tắc tam quyền phân lập và cân bằng quyền lực trên cơ sở quy định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan Lập pháp (quốc hội), Hiến pháp (chính phủ) và Tư pháp (tòa án) từ trung ương đến địa phương; cũng như trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan ấy.

3) Hết sức ngắn gọn, khúc triết, dễ hiểu và dễ thực thi.
Rất tiếc là chỉ hơn một tháng sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua thì ngày 19-12-1946 Hồ Chủ tịch đã phải đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Do đó điều 21 của Hiến pháp 1946 chưa được thực thi, có nghĩa là chưa được toàn dân phúc quyết. Vì vậy ngày nay chúng ta đang mắc trong một “thế kẹt lịch sử”:

a) Nếu coi Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam độc lập, tồn tại liên tục cho đến ngày nay, thì các Hiến pháp 1959, 1986 và 1992 không có giá trị pháp lý vì đã vi phạm điều 21 của Hiến pháp trước.

b) Nếu coi Hiến pháp 1946 là không có giá trị pháp lý vì chưa được toàn dân phúc quyết, thì phải thừa nhận rằng thể chế chính trị của nước ta, dù là Cộng hòa Dân chủ hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, chưa bao giờ là một thể chế thực sự dân chủ với đặc trưng quan trọng nhất là Quyền lập hiến phải thuộc về Nhân dân.

Từ năm 1959 Quyền lập hiến “mặc nhiên” thuộc về Quốc hội, cả trong thời chiến lẫn trong thời bình. Lịch sử sẽ mổ xẻ sự “mặc nhiên” ấy. Còn bây giờ, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng ta hãy tập trung thảo luận những điều khả dĩ sau đây.

1. Điều quan trọng nhất phải được đặt ra là : Trong Hiến pháp sửa đổi lần này, quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải thuộc về Nhân dân. Có người nói đây là điều “bất khả” vì sợ rằng quyền phúc quyết của Dân sẽ dẫn đến “ xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp hiện nay”, và như vậy chẳng khác gì là “Đảng tự sát”. Nỗi lo sợ ấy có vẻ như hồ đồ vì hai lẽ:

a) Điều 4 Hiến pháp chưa bao giờ được luật hóa. Chưa có Luật về Đảng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thực sự là người lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đất nước này. Vậy thì có hay không có điều 4 trong Hiến pháp rõ ràng không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng hơn là phải có Luật về Đảng.

b) Nếu Đảng Cộng sản Việt nam chủ động đặt vấn đề trả lại quyền phúc quyết cho Dân thì chưa biết chừng chính Dân lại đề nghị để lại Điều 4. Chưa trưng cầu dân ý trực tiếp một cách trung thực thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra!

2. Phân công và kiểm soát quyền lực thật rõ ràng giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước; giữa các nhánh quyền lực của Nhà nước về Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Lập pháp, Hình pháp và Tư pháp có thể lấy Hiến pháp năm 1946 làm khuôn mẫu. Cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh này bao giờ cũng là tương đối, nhưng nhất thiết phải hợp lý, rành mạch và phải được kiểm soát chặt chẽ bằng chế tài có hiệu lực. Phân công và kiểm soát quyền lực giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước là điều không dễ trong chế độ đa Đảng, nhưng không phải là khó trong chế độ một Đảng; chỉ cần cụ thể hóa công thức: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

3. Nhất thể hóa chức danh Chủ tịch Nước và Chủ tịch Đảng cầm quyền. Trong thế chế chính trị của nước ta hiện nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người có quyền lực cao nhất, nói nôm na là “vua”. Vậy mà ông “vua” này không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trước Hiến pháp và Pháp luật với tư cách là “vua”, ngoài trách nhiệm của một công dân bình thường. Ông “vua” này cũng không được đối xử một cách danh chính ngôn thuận ngang hàng với các ông “vua” khác trên thế giới. Phải để Chủ tịch Đảng cầm quyền đồng thời là Chủ tịch nước để người có quyền lực cao nhất nước cũng phải được điều chỉnh bởi Hiến pháp và Pháp luật cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Nếu những điều cơ bản trên đây không được đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất quay trở về với khuôn mẫu Hiến pháp Hồ Chí Minh, thì tốt hơn hết là không nên đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 ra làm gì vội cho tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc ( là tiền đóng thuế của Dân ). Hiến pháp là Văn kiện thiêng liêng của mỗi quốc gia, không thể mỗi lúc mỗi sửa. Hay là đợi đến khi điều kiện cho phép lấy lại Điều 16 Hiến pháp 1946 thì hãy sửa. Điều ấy quy định rằng: “Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt nam”. Ôi! Vĩ đại thay !..
Nguồn: Tạp chí Nhà Quản Lý 

Từ tuyên ngôn độc lập đến hiến pháp Hồ Chí Minh

GS. TS. Chu Hảo
Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong vào ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ-Cộng hòa-Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 ( vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền ) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Giòng cuối cùng của phần Phụ lục trong bài diễn ca tuyên truyền cách mạng “ Lịch sử nước ta ” viết vào tháng 2 năm 1942 ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã có một dự báo thiên tài: “VIỆT NAM ĐỘC LẬP 1945”. Không thể không nghĩ rằng, ngay từ lúc ấy Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc soạn thảo một Tuyên ngôn độc lập mang tầm vóc thời đại và một Hiến pháp phù hợp với trào lưu dân chủ thế giới.
Lịch sử ghi lại rằng : Cụ Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội ngày 27-8-1945. Có thể Cụ đã viết trong một ngày, nhưng những tư tưởng chính, những dữ liệu cơ bản để viết bản Tuyên ngôn ngày ấy chắc chắn đã được Cụ sưu tầm và chắt lọc ít nhất từ 3 năm trước, khi mường tượng  đến tương lai tươi sáng vào năm 1945 của nước Việt Nam bước ra từ kiếp nô lệ  sang kỷ nguyên độc lập.
Với phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Hồ Chí Minh đã đặt nền móng vững chãi cho bản Hiến pháp sau này.
Thomas Jefferson đã nâng  Tư tưởng nhân quyền của John Lock (1632-1704, triết gia Anh, cha đẻ của Lý thuyết Khế ước xã hội và Chủ nghĩa tự do) từ ba quyền cơ bản của con người là “quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu” lên một mức cao hơn thành “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Hồ Chí Minh, một lần nữa lại nâng cao tư tưởng nhân bản ấy bằng ý tưởng suy rộng từ Con người sang Xã hội: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Và chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố dứt khoát: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Đối với Hồ Chí Minh lúc đó, không phải chỉ cần ngay một bản Hiến pháp, mà phải là một Hiến pháp dân chủ, đúng theo tinh thần của Tuyên ngôn độc lập.
Rất nhất quán, rất dứt khoát và rất khẩn trương; chỉ 3 tuần sau đó, ngày 20 tháng 9, Ủy Ban Dự thảo Hiến pháp đã được thành lập theo sắc lệnh 34-SL với người đứng đầu là Hồ Chí Minh. Chưa có Quốc hội (Nghị viện nhân dân) mà đã nghĩ ngay đến Hiến pháp. Và tinh thần dân chủ của Hiến pháp sắp được xây dựng đã được thể hiện một cách đầy thuyết phục trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên ở nước ta theo thể thức phổ thông đầu phiếu ngày 6 tháng 1 năm 1946.
Hai tháng sau đó, ngày 2 tháng 3 năm 1946 Ban Dự thảo Hiến pháp ( tiếp tục công việc của Ủy ban Dự thảo ) được Quốc hội bầu ra; Và chỉ hơn nửa năm sau,  ngày 9 tháng 11 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp với tỷ số phiếu thuận áp đảo 240/242.
Và như vậy lịch sử đã minh chứng vai trò của Hồ Chí Minh như là linh hồn của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Tuy đã từng là người của Quốc tế cộng sản, nhiều năm học tập và làm việc tại Mascơva, không thể không am tường thể chế chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết, nhưng Hồ Chí Minh đã không lấy bản Hiến pháp 1936 của Liên Xô làm khuôn mẫu khi chỉ đạo xây dựng Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Bản Hiến pháp ấy cho đến nay vẫn là đỉnh cao cho trong lịch sử lập hiến nước nhà bởi những ưu việt sau đây.
1) Thượng tôn quyền lực của Nhân dân bằng việc xác lập quyền phúc quyết Hiến pháp của Nhân dân và đặt Hiến pháp lên trên Nhà nước.
2) Thể hiện đầy đủ và tường minh tư tưởng Nhà nước Pháp quyền trên nguyên tắc tam quyền phân lập và cân bằng quyền lực trên cơ sở quy định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan Lập pháp (quốc hội), Hiến pháp (chính phủ) và Tư pháp (tòa án) từ trung ương đến địa phương; cũng như trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan ấy.
3) Hết sức ngắn gọn, khúc triết, dễ hiểu và dễ thực thi.

Rất tiếc là chỉ hơn một tháng sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua thì ngày 19-12-1946 Hồ Chủ tịch đã phải đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Do đó điều 21 của Hiến pháp 1946 chưa được thực thi, có nghĩa là chưa được toàn dân phúc quyết. Vì vậy ngày nay chúng ta đang mắc trong một “thế kẹt lịch sử”:
 a) Nếu coi Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam độc lập, tồn tại liên tục cho đến ngày nay, thì các Hiến pháp 1959, 1986 và 1992 không có giá trị pháp lý vì đã vi phạm điều 21 của Hiến pháp trước.
b) Nếu coi Hiến pháp 1946 là không có giá trị pháp lý vì chưa được toàn dân phúc quyết, thì phải thừa nhận rằng thể chế chính trị của nước ta, dù là Cộng hòa Dân chủ hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, chưa bao giờ là một thể chế thực sự dân chủ với đặc trưng quan trọng nhất là Quyền lập hiến phải thuộc về Nhân dân.
Từ năm 1959 Quyền lập hiến “mặc nhiên” thuộc về Quốc hội, cả trong thời chiến lẫn trong thời bình. Lịch sử sẽ mổ xẻ sự “mặc nhiên” ấy. Còn bây giờ, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng ta hãy tập trung thảo luận những điều khả dĩ sau đây.
1. Điều quan trọng nhất phải được đặt ra là :  Trong Hiến pháp sửa đổi lần này, quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải thuộc về Nhân dân. Có người nói đây là điều “bất khả” vì sợ rằng quyền phúc quyết của Dân sẽ dẫn đến “ xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp hiện nay”, và như vậy chẳng khác gì là “Đảng tự sát”.  Nỗi lo sợ ấy có vẻ như hồ đồ vì hai lẽ:
 a) Điều 4 Hiến pháp chưa bao giờ được luật hóa. Chưa có Luật về Đảng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thực sự là người lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đất nước này. Vậy thì có hay không có điều 4 trong Hiến pháp rõ ràng không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng hơn là phải có Luật về Đảng.
b) Nếu Đảng Cộng sản Việt nam chủ động đặt vấn đề trả lại quyền phúc quyết cho Dân thì chưa biết chừng chính  Dân lại đề nghị để lại Điều 4. Chưa trưng cầu dân ý trực tiếp một cách trung thực thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra!
2. Phân công và kiểm soát quyền lực thật rõ ràng giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước; giữa các nhánh quyền lực của Nhà nước về Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Lập pháp, Hình pháp và Tư pháp có thể lấy Hiến pháp năm 1946 làm khuôn mẫu. Cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh này bao giờ cũng là tương đối, nhưng nhất thiết phải hợp lý, rành mạch và phải được kiểm soát chặt chẽ bằng chế tài có hiệu lực. Phân công và kiểm soát quyền lực giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước là điều không dễ trong chế độ đa Đảng, nhưng không phải là khó trong chế độ một Đảng; chỉ cần cụ thể hóa công thức: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
3. Nhất thể hóa chức danh Chủ tịch Nước và Chủ tịch Đảng cầm quyền. Trong thế chế chính trị của nước ta hiện nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người có quyền lực cao nhất, nói nôm na là “vua”. Vậy mà ông “vua” này không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trước Hiến pháp và Pháp luật với tư cách là “vua”, ngoài trách nhiệm của một công dân bình thường. Ông “vua” này cũng không được đối xử một cách danh chính ngôn thuận ngang hàng với các ông “vua” khác trên thế giới. Phải để Chủ tịch Đảng cầm quyền đồng thời là Chủ tịch nước để người có quyền lực cao nhất nước cũng phải được điều chỉnh bởi Hiến pháp và Pháp luật cả về đối nội lẫn đối ngoại.

Nếu những điều cơ bản trên đây không được đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất quay trở về với khuôn mẫu Hiến pháp Hồ Chí Minh, thì tốt hơn hết là không nên đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 ra làm gì vội cho tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc ( là tiền đóng thuế của Dân ). Hiến pháp là Văn kiện thiêng liêng của mỗi quốc gia, không thể mỗi lúc mỗi sửa. Hay là đợi đến khi điều kiện cho phép lấy lại Điều 16 Hiến pháp 1946 thì hãy sửa. Điều ấy quy định rằng: “Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt nam”. Ôi! Vĩ đại thay !..
 

Nguồn: Tạp chí Nhà Quản Lý 

Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức

Đó là lời của Trần Hưng Đạo đúc kết về nguyên nhân của chiến công lịch sử làm cho giặc Nguyên ba lần thảm bại trong thế kỷ XIII.
Phải luôn luôn làm sống động những lời tâm huyết
của Trần Hưng Đạo trong Hịch Tướng sĩ
Ảnh: T.L
“Tháng Tám giỗ cha…”, trong tâm thức người Việt tự bao đời thì ngày Giỗ Đức Thánh Trần 20 tháng Tám âm lịch có ý nghĩa thiêng liêng vào bậc nhất để tri ân vị anh hùng “bảo dân hộ quốc” trong lịch sử dân tộc.
Nếu “văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội” thì lịch sử dân tộc có sức lay động mãnh liệt tình cảm của con người Việt Nam mọi thời đại lại có ý nghĩa hết sức quyết định đến nền tảng tinh thần ấy.
Đúng vào “tháng Tám giỗ Cha” thật xúc động nhắc lại chiến công hiển hách đánh tan đế quốc Nguyên-Mông hung hãn mà vó ngựa xâm lăng đã xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu để rồi chỉ chịu gục ngã trên chiến trường Việt Nam. Chiến công ấy gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của Trần Hưng Đạo – vị tướng duy nhất trong lịch sử dân tộc được nhân dân phong Thánh : “Đức Thánh Trần”!
Quả thật, đúng như Trương Hán Siêu viết trong “Bạch Đằng giang phú” :
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Rồi chỉ một câu trong bài phú đã khắc họa được bản lĩnh và tài thao lược của vị Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân:
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. *Tiếng thơm còn mãi…
Những âm vang lịch sử quả là có sức lay động tâm hồn mỗi người Việt Nam có lương tri hôm nay :
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những phường bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Thời nào mà chẳng có “phường bất nghĩa”, thời nào chẳng có ” anh hùng”! Và rồi, ai sẽ được “lưu danh” và kẻ nào sẽ bị “tiêu vong” thì lịch sử rõ mồn một. Chính vì thế mà phải thường xuyên làm sống động lịch sử trong tâm hồn thế hệ trẻ để dòng máu anh hùng cuộn chảy trong huyết quản mọi thế hệ Việt Nam. Đừng quên rằng, “thái độ của giới trẻ với lịch sử là thước đo sự tín nhiệm chính trị với chế độ” như phát biểu của F.Mitterand, vị Tổng thống Pháp đã từng thăm Việt Nam và đến tận Điện Biên Phủ dạo nào. Bởi lẽ, lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được.
Hơn lúc nào hết phải làm sống động những lời tâm huyết của Trần Hưng Đạo trong “Hịch tướng sĩ”: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan này, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ-phụ,… Trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm… thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ”.
Sẽ không hiểu rõ được tại sao quân dân đời Trần có thể ba lần đánh tan những đạo quân xâm lược hung bạo, muốn lấy thịt đè người, nếu không hiểu được cội nguồn của thắng lợi kỳ diệu là tinh thần dân tộc được khởi động và dâng cao để do đó mà “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”.
Nếu “trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm” thì làm sao người người đủ dũng khí khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Thát”? Trên cánh tay khắc hai chữ đó vì trong đầu đã hằn sâu một sự thật lịch sử : “Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung”. Nếu “cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù… khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ địch, giơ tay không mà chịu thua quân giặc”.
Thiên tài quân sự của vị Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân có ý nghĩa cực kỳ lớn lao, song thiên tài ấy chỉ có thể phát huy khi dưới trướng của Ngài là những “tướng sĩ một lòng phụ tử”. Nói về họ, những danh tướng như Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão… thì đã quá rõ, lịch sử còn đặc biệt nhắc lại lời Hưng Đạo nói về các gia thần dũng mãnh và trung thành của mình như Yết Kiêu, Dã Tượng : “chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi ”. Và dưới trướng của Hưng Đạo Đại Vương không chỉ có Yết Kiêu, Dã Tượng mà còn có nhiều võ tướng khác nữa.
Lịch sử cũng ghi tên những văn thần như Đỗ Khắc Chung, nêu cao khí phách trong trại giặc. Khi Ô Mã Nhi ngạo ngược quát nạt : “Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ Sát Thát, khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm”. Khắc Chung dõng dạc đáp : “Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần, tại sao lại không có”. Nói rồi giơ cánh tay cho xem. Ô Mã Nhi phải thốt lên với tả hữu rằng “người này… có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa thể mưu tính được”.Và rồi nhớ ra, sai người đuổi theo giết, nhưng không kịp.
Khi kẻ thù nhận ra được “nước nó còn có người giỏi, chưa thể mưu tính được” cũng là lúc chúng hiểu ra rằng “những người giỏi” mà ông cha ta gọi là “nguyên khí quốc gia” ấy đã được quy tụ, phát huy để rồi từ họ mà khởi động được ý chí và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, khiến cho “cả nước góp sức”. Khi đã có điều đó rồi thì : “Nếu thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Đó là lời Trần Hưng Đạo trả lời vua Trần Anh Tông lo lắng hỏi về kế sách giữ nước..
Nếu nhìn suốt những bước thăng trầm của lịch sử đất nước ta luôn nằm trong vị thế địa-chính trị “trứng chọi đá” thì những lời căn dặn ấy là sự đúc kết về quy luật giữ nước của ông cha ta. Kể từ thời Khúc Hạo [năm 907-917] với cương lĩnh dựng nước “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” trải qua các chặng đường giữ nước “từ Đinh, Lê, Lý,Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương” đều như vậy.
Đừng quên rằng, để có chiến thắng lẫy lừng : “Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa, ta muốn toàn quân là cốt, cả nước nghỉ ngơi” thì cũng đã có lúc ” Linh Sơn lương hết mấy tuần; khi Khôi huyện quân không một lữ”. Đừng quên trước đó đã từng có 63 cuộc khởi nghĩa bị giặc dìm trong bể máu, chỉ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi với hội thề Lũng Nhai mới hình thành nên cuộc kháng chiến trường kỳ để rồi “Mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào, khắp tướng sĩ một lòng phụ tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi; quân giặc nhiều, ta ít mà ta được luôn”. Có được chuyện đó vì người lãnh đạo cuộc kháng chiến mười năm đã biết dựa vào lực lượng bất tận của dân, khởi động và phát huy sức mạnh cố kết dân tộc để tạo nên được “phụ tử chi binh nhất tâm” [Bình Ngô đại cáo].
Mệnh đề hàm súc này đã là bài học lịch sử được đúc kết. Từ chiến công hiển hách đời Trần thế kỷ XIII, đến cuộc kháng chiến mười năm thế kỷ XV, rồi chiến công thần tốc thế kỷ XVIII cũng khởi nguồn từ đó. Phải chăng đây là bước bứt phá trong sự vận động tự thân của sức sống dân tộc, đưa đến những hợp trội kỳ diệu trong dòng chảy của lịch sử.
Thời đoạn lịch sử thời vua Lê, chúa Trịnh báo hiệu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến. Việt Nam Sử lược chép về thời Lê Chiêu Thống như sau : “Người bấy giờ bàn riêng với nhau rằng : “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, không thấy vua nào hèn hạ đến thế. Tiếng là làm vua mà phải theo niên hiệu vua Tàu, việc gì cũng phải bẩm đến quan Tổng đốc, thế thì có khác gì là đã nội thuộc rồi không?”. Đã vậy thì những “thần dân” của vua đã biết cách hưởng ứng lời kêu gọi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đứng lên đánh giặc cứu nước là điều dễ hiểu. Sử chép : Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân [26 tháng 12 năm 1788], dừng chân ở Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn ! Thử hỏi không có sức dân ấy, không có lòng dân theo về, thì làm sao có được chiến thắng thần tốc ấy!
Nguyễn Huệ “nâng quân số lên tới 10 vạn” chính là nhờ có những người “chân đất” đã biết theo mệnh lệnh của trái tim có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. Và thiên tài chính là biết phát hiện, khơi dậy và phát huy được sức mạnh vô tận của khối nhân dân vĩ đaị.
Sự thật lịch sử có lúc mờ lúc tỏ, song dòng chảy lịch sử là bất tận. Dòng cuộn chảy ấy tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc, đã từng làm nên những “Trận chiến Lịch Sử /Đã phá tung mọi xiềng xích ? như hai câu thơ lay động lòng người của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được tắm mình vào trong dòng chảy ấy để tự hào về ông cha mình bao đời kiên cường, bất khuất dựng nước, mở nước và giữ nước và trao lại cho thế hệ hôm nay.
 

Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông

Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã thực hiện chuyến đi thăm chính thức Việt Nam sau khi xảy ra vụ chạm trán giữa hải quân Trung Quốc và một tàu chiến Ấn Độ vừa đi thăm Việt Nam trở về. Việt Nam và Ấn Độ gần đây đã tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế và chiến lược, đồng thời phát triển sâu rộng hơn các quan hệ song phương nhiều mặt, kể cả trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Ông Dhruva Jaishankar thuộc tổ chức German Marshall Fund của Hoa Kỳ là một chuyên gia về chính sách ngoại giao Ấn Độ và cũng là một nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Á và Đông Nam Á. Ông đã dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA một cuộc phỏng vấn, phân tích các quan hệ Việt-Ấn và những sự cạnh tranh giữa New Dehli và Bắc Kinh, hai thế lực Châu Á có đà tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhất trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Mời quý vị theo dõi chi tiết trong chuyên mục Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách sau đây. 

Vụ Trung Quốc thách thức một tàu hải quân của Ấn Độ ngoài Biển Đông mới đây khi chiếc tàu Airavat đang trên đường về nước sau khi ghé thăm Việt Nam, đã gây sự chú ý của thế giới, nhưng từ lâu Ấn Độ và Trung Quốc đã không ngừng cạnh tranh với nhau để nới rộng phạm vi ảnh hưởng và tranh giành các nguồn tài nguyên, đến mức một nhà báo viết cho tạp chí Time đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể phát sinh từ những sự kèn cựa giữa hai thế lực kinh tế Châu Á mới nổi này. 

Từ năm 1991, Ấn Độ đã chuyển mình, đẩy mạnh phát triển để giờ đây trở thành một trong các quốc gia có đà tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu thế giới. Giống như Trung Quốc, vai trò của New Dehli trên sân khấu thế giới và phạm vi ảnh hưởng cũng được nới rộng theo đà phát triển kinh tế của nước này.”

Nhà nghiên cứu Dhruva Jaishankar thuộc tổ chức German Marshall Fund của Mỹ nhận định: “Trong những năm đầu của thập niên 1990, Ấn Độ đã đề xuất một chính sách gọi là ‘Nhìn về hướng Đông’ (Look East Policy) tập trung vào Đông Nam Á và vùng Đông Á. Trong mấy năm qua, chính sách này đã nở rộ để giờ đây chiếm một vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại và các quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực.”

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna mới đây đã đến Hà nội đồng chủ tọa buổi họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Ấn. Dịp này, Ngoại trưởng Krishna loan báo thỏa thuận giữa Việt Nam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ nhằm khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông, gây phản ứng giận dữ từ Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh không nêu đích danh nước nào khi phát ngôn viên Hồng Lỗi đưa ra cảnh cáo sau đây.

Ông Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên Nam Sa (Trường Sa) và những vùng biển phụ cận. Chúng tôi có đầy đủ chứng cớ pháp lý và lịch sử. Bất cứ công ty nước ngoài nào thăm dò dầu khí trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc được coi như đã xâm phạm chủ quyền và quyền lợi quốc gia Trung Quốc, và như thế là bất hợp pháp và vô giá trị.”

Đáp lại, chính phủ Ấn Độ khẳng định các hoạt động dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông là hoạt động hợp pháp, và tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực từ Bắc Kinh. 

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Jaishankar nói: “Tuyên bố của Trung Quốc rằng Biển Nam Trung Hoa là vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của họ đã bị thách thức, không những bởi Ấn Độ mà nhiều nước khác, kể cả Việt Nam, Hoa Kỳ, Malaysia, Philippine vv…Tôi nghĩ rằng đây là một phần nằm trong một vấn đề bao quát hơn về quyền tự do hàng hải…” 

Vấn đề Biển Đông chỉ là một vấn đề khác nữa trong mối tương quan có tính ganh đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo lời nhà nghiên cứu Jaishankar, thì trong tình hình hai thế lực mới nổi tranh giành tài nguyên hầu có thể duy trì đà phát triển kinh tế hiện tại, khó có thể tránh những vụ chạm trán về quyền lợi. Đó là chưa kể một cuộc tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa được hai bên giải quyết. 

Ông Jaishankar nói: “Hai bên đang tranh giành một vùng lãnh thổ có diện tích gần bằng nước Việt Nam…nhưng rõ rệt những sự cạnh tranh để giành các nguồn tài nguyên là một yếu tố đóng góp. Trung Quốc mua một mỏ đồng ở Afghanistan, trong khi Ấn Độ đang đấu thầu để được khai thác một mỏ sắt ở Afghanistan, phần lớn mục đích cũng là để cạnh tranh với Trung Quốc ở đó.”

Tuy chính phủ Ấn Độ chưa tuyên bố lập trường chính thức của New Dehli về các cuộc tranh chấp Biển Đông, theo lời ông Jaishankar, Ấn Độ đã mặc nhiên ủng hộ Việt Nam khi tuyên bố quan hệ hợp tác chiến lược với nước này. 

Ông Jaishankar nhận định: “Sự thực là khi loan báo quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam, thì theo cách nào đó, đây là một thỏa thuận ngầm rằng Ấn Độ tôn trọng tuyên bố nhận chủ quyền của Việt Nam.”

Khi được hỏi về ý nghĩa của các nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác an ninh và chiến lược Việt Nam-Ấn Độ, ông Jaishankar giải thích: “Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là một quan hệ nhiều mặt, kể cả chia sẻ tin tình báo, nhưng đáng lưu ý và quan trọng hơn cả là khía cạnh hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước. Thực tế của khía cạnh này chưa được rõ ràng vì có rất nhiều điều còn được giữ kín, chưa phổ biến cho công chúng, thế nhưng vụ việc xảy ra hồi tháng Bảy liên quan tới một chiếc tàu Ấn Độ sau khi đi thăm Việt Nam trên đường về nước thì bị một chiếc tàu không được nhận diện, cảnh báo rằng đây là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc, đã khiến khía cạnh hợp tác giữa Việt Nam với Ấn Độ đặc biệt đáng chú ý.”

Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa Ấn Độ, nước dân chủ đông dân nhất thế giới với nước cộng sản Việt Nam, một chế độ độc đảng, nhà nghiên cứu Ấn Độ nhắc đến những điểm tương đồng trong lịch sử Việt Nam và Ấn Độ.

Ông Jaishankar nói: “Quan hệ Việt-Ấn đã có một quá trình dài, cả hai nước đều có chung lập trường chống thực dân. Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi độc lập từ nước Pháp, thế cho nên giưã hai bên đã có những cảm tình đặc biệt phát sinh từ thời đó, bất chấp sự kiện Ấn Độ là một nền dân chủ trong khi Việt Nam không phải là một nền dân chủ.Tôi không nghĩ sự khác biệt về thể chế cản trở quan hệ hợp tác Việt-Ấn. Ấn Độ có chính sách không bình luận về các vấn đề nội bộ của các nước khác, thế cho nên khác biệt đó không ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương.” k

Chuyên gia Trung Quốc: thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi

Nguồn: Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom.. và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011
Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc. Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.
Trung Quốc tập trung tinh lực phát triển kinh tế, cấp bách mong mỏi  xung quanh hài hoà ổn định, không mong muốn quốc tế hoá Biển Đông, không muốn vì điều này mà mang lại hy sinh quốc gia cực lớn và tai hoạ quốc tế, đã thể hiện lòng chân thành trên thế giới không hề có. Quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đã rất rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa thành hình. Bây giờ đang là lúc Trung Quốc phải bình tĩnh phân tích, nắm chắc cơ hội, nhanh chóng sử dụng thời cơ tốt hành động quả đoán.
Hiện nay các nước ở Biển Đông đều đang tiến hành chạy đua vũ trang mua thêm binh khí hải quân, không quân hạng nặng tầm xa, ngay Singapor không liên quan gì tới Biển Đông cũng chuẩn bị mua máy bay chiến đấu tàng hình mũi nhọn; kế hoạch vũ trang của Australia và Ấn Độ v.v.. đều là để chuẩn bị cho chiến tranh cấp thế giới. Nhật Bản càng không chịu ngồi yên. Nước Mỹ một mặt ra sức bán vũ khí, một mặt lửa cháy đổ thêm dầu đồng thời chuẩn bị dính líu về quân sự.
Có  nước nhỏ cá biệt thấy Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” cho rằng đã có chỗ dựa, ra sức kêu gào, có nước động dao động súng, tiến hành hăm doạ vũ lực. Điều này rất có mùi vị khôi hài. Thế năng chiến tranh tại Biển Đông đang được tích luỹ. Thời gian không ở phía Trung Quốc, Trung Quốc nên giữ tư thế người chủ đạo trong hợp tác và phát triển khu vực và dùng điều kiện càng ưu đãi hơn cạnh tranh với các công ty dầu mỏ phương tây, tham gia khai thác dầu khí, đồng thời tiến hành khuyên can ngăn chặn tiên lễ hậu binh đối với những hành động lấy dầu xâm phạm vùng biển của ta. Đừng lo lắng cho những cuộc chiến tranh qui mô nhỏ, bởi vì đó là phưong thức tốt nhất để làm thế năng chiến tranh xì bớt. Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn có thể tránh  được.
  
                                                Dưong Danh Dy (dịch)

Trung Quốc đang lo sợ

Ngô Nhân Dụng

Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được.
Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uighur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Ðiếu Cày bị gán ghép, bị dư luận che cười lại thả. Ðã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách nhiễu đến cả vợ con không cho yên.
Tại sao họ phải sợ những cá nhân đó? Bởi vì họ biết chính họ rất yếu khi đối diện với những lý tưởng, những ý kiến mà Hiến Chương Linh Tám nêu ra: Dân Chủ, Tự do, Bình đẳng trước pháp luật, Hạn chế quyền hành nhà nước, Chống tham nhũng bất công. Những lý tưởng đó đang nung nấu âm ỷ trong lòng người Trung Hoa. Nhiều người Tàu đang theo dõi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, ở Syria, hàng trăm triệu người, không biết lúc nào họ nổi lên yêu cầu dân chủ. Các lãnh tụ Trung Nam Hải đang ngồi trên một thùng thuốc súng. Không biết một biến cố nho nhỏ bất ngờ nào sẽ bật ngòi cho nó phát nổ. Khi sợ hãi, người ta quay ra đánh lung tung. Vì nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.
Trên mặt ngoại giao, Trung Quốc cũng đang chống phá lung tung. Trong mấy tuần nay Bắc Kinh lên tiếng cực lực đả kích Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh đã ồn ào phản đối việc công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khuôn (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Trước đây, những công ty Chevron, Petronas-Carigali, British Petroleum, Santos đã rút lui ngay sau khi bị dọa. Bây giờ, Ấn Ðộ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác tìm dầu với Việt Nam làm theo đúng luật lệ quốc tế. Chevron và BP có những vụ làm ăn ở bên Tàu cho nên không dám đụng; khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ đụng với ONGC Videsh mới được một bài học. Tháng trước Bắc Kinh đã cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi mới rời hải cảng Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Ấn Ðộ đã chính thức phản đối, lên tiếng bảo vệ quyền lưu thông trên biển Ðông của nước ta.
Chỉ có thế thôi. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cho các báo, đài đăng những bài chỉ trích Ấn Ðộ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Ðồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu, như bản tin trên nhật báo Người Việt ngày hôm qua mới đăng… Không những thế Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào. Lại nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.
Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả đúng tâm trạng các đồng chí lãnh đạo Trung Nam Hải. Chỉ riêng một vụ đi tìm dầu lửa, ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng ông cảm thấy Ấn Ðộ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Bộ ông ta nghĩ Việt Nam là một nước chư hầu hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Tàu mà thôi? Mã Gia Lệ nói: Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc. Nếu Ấn Ðộ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. “Ðối thoại tay ba” đang được mở giữa Nhật Bản, Ấn Ðộ và Mỹ có vẻ “phần nào nhắm vào Trung Quốc”. Chúng tôi không muốn thấy một liên minh như vậy. Ðúng là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình!
Cựu Ngoại Trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên Nhật báo Japan Times vào Tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải ngăn ngừa Trung Quốc, như chiến lược đối phó với Nga Xô mà Mỹ đã theo trong thời Chiến Tranh Lạnh. Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Ðộ hay Nga. Một nửa số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo, Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nước Á Châu phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Ðộ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một.
Trong thực tế, các nước Á Ðông và Ðông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ 20 là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, tạo ra một tình trạng cân bằng, ổn định. Hiện nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Ðúng như bà Koike nói, không ai coi việc ngăn chặn Trung Quốc là một việc cần thiết, nhưng không ai muốn bị Trung Quốc áp lực. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng.
Nguyên nhân chính cũng vì Bắc Kinh đã bỏ không theo lời căn dặn chiến lược của Ðặng Tiểu Bình, là hãy lo phát triển kinh tế, còn về ngoại giao phải “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Guang Yang Hui): Che bớt cái hay cái giỏi của mình; cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, nói sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài, rồi bỗng làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Một hàng không mẫu hạm mà không có những tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích, như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có thể giải thích là họ cần kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân, để đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và không được tự do. Chính nỗi sợ ngọn núi lửa sẵn sàng bùng nổ ở bên trong khiến cho giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh hung hăng đối với bên ngoài.
Nhưng khi tỏ ra lo sợ về những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, họ càng cho thấy là họ đang sợ, vì bản thân còn yếu quá.
Vụ công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh không sợ dọa nạt cứ tiếp tục tìm dầu đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tại sao các công ty Chevron nhượng bộ ngay mà Videsh không sợ? Chắc vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Chính phủ Mỹ cũng hùa theo, tuyên bố chính sách không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Còn Videsh chắc không có quyền lợi nào đáng kể mà lo bị mất. Vì thế chính phủ Ấn Ðộ mới làm cứng. Và Bắc Kinh hoảng sợ. Cuối Tháng Mười này sẽ có cuộc họp (lần thứ 15) giữa hai nước để bàn về các tranh chấp biên giới; không biết Bắc Kinh sẽ nhượng bộ gì để đổi lại Ấn Ðộ ngưng tìm dầu trong vùng biển Việt Nam hay không? Một lần nữa, trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Mai mốt, nếu công ty Videsh thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ đó mà làm! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không bị ràng buộc quyền lợi với Trung Quốc; ngăn cản họ làm sao được?
Nhưng nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty Videsh bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ có chiến tranh với Ấn Ðộ. Mặc dù Ấn Ðộ mới đồng ý bán cả hỏa tiễn cho Việt Nam, chọc tức Bắc Kinh hơn nữa. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới, bao nhiêu năm nay rồi. Không bên nào chịu thỏa hiệp ký một “hiệp ước cưa đôi” nhanh chóng như chính quyền Việt Nam. Hai nước cùng đang coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một. Trung Quốc cần giữ một bộ mặt hòa bình để còn đi làm ăn nơi khác! Vả lại trong thế giới này khó xảy ra chiến tranh lắm. Thế nào cả thế giới chung quanh cũng nhảy vào can gián để khỏi bị cháy thành vạ lây.
Nỗi sợ của Trung Quốc chính là vì lo thế giới sẽ nhảy vào can gián. Muốn can gián Ấn Ðộ và Trung Quốc trong vụ tìm dầu này, mọi người sẽ phải đặt câu hỏi quần đảo Hoàng Sa thực ra thuộc nước nào? Khi đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Cuộc tấn công cướp Hoàng Sa năm 1974 mới xảy ra hơn một phần tư thế kỷ. Tại sao anh phải đem súng tới giết người ta để chiếm những đảo này? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng họ bị bắn, họ bị bắt rồi được trả như tù binh ra sao. Cuối cùng, một vụ tranh chấp chủ quyền sẽ được đề nghị đưa cho một hội đồng hòa giải hay một phiên tòa quốc tế phân xử. Khi đó, các chứng cớ rằng Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được!
Trong lúc này Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Ðài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng Viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với Mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc Hội lẫn ông tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để mong kiếm lá phiếu của dân! Ðúng lúc đó thì công ty Videsh và chính quyền Ấn Ðộ lại gây thêm chuyện, không chịu làm “láng giềng hữu nghị, hảo hảo hảo hảo (4 chữ Tốt)! Ðó là một mối lo khiến Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) mới gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh bên cạnh phiên họp ở Liên Hiệp Quốc để rủ nhau hợp ca bài 16 chữ vàng! Trước khi đi New York chắc ông Ðới Bỉnh Quốc đã căn dặn: Nếu năn nỉ Ấn Ðộ không được, thử bảo Việt Nam xem nó có chịu nghe hay không?