THẾ LÀ EM SẮP…


# 1. 
Lâu không gặp em. Lâu không thấy em í ới gọi ngồi cafe như dạo nào. Nhất là từ hồi chuyển chỗ làm mới. 

Thỉnh thoảng nhắn tin hỏi han xem em thế nào. Sắp lấy chồng chưa? Rảnh thì ra cafe ngồi tý. Nhưng lần nào em cũng bận. Không bận đón đoàn này thì bận đón đoàn kia. Không quốc hội này họp thì quốc hội kia bận đấu đá nhau. Xem ra công việc cũng choán hết cả thời gian rảnh rỗi của em.

Chả bù công việc trước rảnh rang đến nỗi lang thang bất cứ lúc nào cũng được. Nhưng thôi em bận có khi lại cũng hay. Bởi nếu không cứ rảnh là thế nào cũng than thở về chuyện chồng con. Em bảo: 

– Dạo này em chẳng dám về quê anh ạ. Vì mỗi lần về Bố mẹ em lại giục lấy chồng.

– Vẫn còn trẻ mà. Bạn anh đầy đứa đầu 7 chưa lấy. Em đầu 8 lại không phải đời đầu. Lo gì.

– Em thì chả lo. Là Bố mẹ em lo ấy.

– Ừ thì các cụ già rồi lại chỉ có một mống con gái. Dĩ nhiên là muốn con cái yên bề gia thất trước khi mình viên tịch. Lấy sớm cũng có cái lợi. Sướng sớm và sau già rảnh rang vì con cái lớn hết rồi. Chứ như cái cụ SCĐ giờ mới có con bế bồng. Xem ra cũng oải phết em ạ.


Là nói thế. Chứ tôi cũng biết thừa em cũng muốn lấy chồng cho xong. Bạn bè ở quê lấy chồng có con hết cả. Giờ trẻ là phải đầu 9. Chứ 8 là cũng dừ rồi.

Nhưng lấy ai ? 

Tất nhiên em cũng có vài đám. Toàn bạn bè giới thiệu cho. Nhưng em chưa ưng ai cả.

– Anh Vũng Tàu dạo nào thôi rồi nhỉ? hai anh ở Hải phòng cũng thôi nốt à? Sao bảo sắp cưới đến nơi. Sao bảo về nhà các anh ý chơi cả rồi…?

– Vâng nhưng không hợp anh ạ.

Một anh tưởng cưới đến đít. Thế mà đùng cái sau vụ đi Bia Thỏ với mấy ông bạn em bỏ thẳng cẳng. Chỉ vì anh ta mặt nặng mày nhẹ. Em bảo công việc em hay phải đi. Sau lấy nhau em vẫn phải đi đón khách nọ kia mà cũng thế thì sao được. Thôi bỏ trước cho xong.

Ấy là em nói thế. Chứ tôi biết trong lòng em vẫn còn một hình bóng cũ…

Có lần đi uống bia gặp Người cũ em về mất ngủ mấy hôm. Em còn bảo:

– Nếu anh ấy nói quay lại em sẵn sàng bỏ hết cả để quay lại với anh ấy.

– Sao ngốc thế em? Chả thằng nào quay đi rồi còn quay lại đâu. Sao mình cứ phải khổ sở vì những điều đã cũ? Mới không hơn à?

– Vâng em biết thế. Nhưng không sao quên được…

Dạo ấy em vẫn cứ thế. Ngây ngô tin vào một thứ đã cũ có thể quay trở lại…

– Tình yêu một khi đã mất có quay lại cũng chẳng bao giờ còn đam mê nữa đâu em ạ…Thôi quên đi em nhé!

# 2.
Thỉnh thoảng ghé qua FB thấy mấy cái status của em để lại. Phần lớn là ảm đảm. Những câu nói vu vơ. Ngập tràn nỗi buồn. Âm u xám xịt.

Nhớ có lần em bảo em đã Lột xác rồi. Nhưng ngoài cái tóc xoăn tít rồi lại thẳng ra cắt ngắn tũn và thay đổi công việc thì nói chung em vẫn thế.

Con đường tình cảm đôi khi đi vào ngõ cụt. Bế tắc.

Đàn bà đôi khi quá khổ vì cứ phải lăn tăn chuyện chồng con. May mắn thì vớ được ông chồng tử tế sống còn vui vẻ. Vớ vẩn lại gặp phải quả không ra gì. Sống lại chả bằng chết.

Mà thôi xong sớm nghỉ sớm. Như có anh bạn nào đó an ủi.  Ừ đằng nào cũng lấy chồng. Không may thì nghỉ sớm. Cứ nghĩ thế cho nó đơn giản. Cuộc đời hợp tan là chuyện thường mà.

Mấy hôm trước tình cờ ngang qua FB thấy một cái status mới toanh: “Mình sắp sang một bước ngoặt thứ 2 của cuộc đời” và Ck người xí xớn em thương, Ck em xí xớn em tương vỡ mồm!“. Vậy là em sắp lấy chồng chăng? 

Chắc thế. Giọng văn có vẻ vui. Đã thấy điệu cười trong đấy. Ừ lấy chồng thôi em nhỉ?

# 3.
Trưa nhắn tin hỏi em bao giờ cưới?

Em bảo sắp rồi ạnh ạ.

Chiều em gọi điện bảo ra cafe. Ừ thì ra…

Hai đứa uống Trà Cung Đình. Hà nội hôm nay lạnh nhưng không mưa. Cái lạnh khô ráo rất đẹp. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa…Em sắp lấy chồng.

– Thế nhà chồng ở đâu? Hà nội à? Ừ thế may rồi không phải đi đâu xa. Chịu khó làm dâu tý nhưng được ở Hà nội… Chứ về quê hay biệt xứ tận đâu thì chết…
Thế là em sắp lấy chồng
Thế là hết những mùa đông lạnh lùng…

# 4.
Một mùa đông đang đến. Em sẽ không còn cô đơn lạnh lẽo nữa…Chỉ còn ít ngày nữa là đến Giáng sinh. Và một năm mới lại đến.

Chúc cho em một hạnh phúc tràn đầy trong một cuộc tình trọn vẹn…Những gì có trong tay ta đó chính là hạnh phúc em nhé.

Đừng bao giờ ngoảnh lại. Bởi mọi quá khứ đã qua rồi…

Một ngày mùa đông 13 nhưng không phải thứ 6 tháng tận cùng .

(Nguồn: Nhặt trên nét, có đẽo gọt to từ nhân sưng và một phần, chi tiết cho hợp với người anh muốn tặng)

THẾ LÀ EM SẮP…


# 1. 
Lâu không gặp em. Lâu không thấy em í ới gọi ngồi cafe như dạo nào. Nhất là từ hồi chuyển chỗ làm mới. 

Thỉnh thoảng nhắn tin hỏi han xem em thế nào. Sắp lấy chồng chưa? Rảnh thì ra cafe ngồi tý. Nhưng lần nào em cũng bận. Không bận đón đoàn này thì bận đón đoàn kia. Không quốc hội này họp thì quốc hội kia bận đấu đá nhau. Xem ra công việc cũng choán hết cả thời gian rảnh rỗi của em.

Chả bù công việc trước rảnh rang đến nỗi lang thang bất cứ lúc nào cũng được. Nhưng thôi em bận có khi lại cũng hay. Bởi nếu không cứ rảnh là thế nào cũng than thở về chuyện chồng con. Em bảo: 

– Dạo này em chẳng dám về quê anh ạ. Vì mỗi lần về Bố mẹ em lại giục lấy chồng.

– Vẫn còn trẻ mà. Bạn anh đầy đứa đầu 7 chưa lấy. Em đầu 8 lại không phải đời đầu. Lo gì.

– Em thì chả lo. Là Bố mẹ em lo ấy.

– Ừ thì các cụ già rồi lại chỉ có một mống con gái. Dĩ nhiên là muốn con cái yên bề gia thất trước khi mình viên tịch. Lấy sớm cũng có cái lợi. Sướng sớm và sau già rảnh rang vì con cái lớn hết rồi. Chứ như cái cụ SCĐ giờ mới có con bế bồng. Xem ra cũng oải phết em ạ.


Là nói thế. Chứ tôi cũng biết thừa em cũng muốn lấy chồng cho xong. Bạn bè ở quê lấy chồng có con hết cả. Giờ trẻ là phải đầu 9. Chứ 8 là cũng dừ rồi.

Nhưng lấy ai ? 

Tất nhiên em cũng có vài đám. Toàn bạn bè giới thiệu cho. Nhưng em chưa ưng ai cả.

– Anh Vũng Tàu dạo nào thôi rồi nhỉ? hai anh ở Hải phòng cũng thôi nốt à? Sao bảo sắp cưới đến nơi. Sao bảo về nhà các anh ý chơi cả rồi…?

– Vâng nhưng không hợp anh ạ.

Một anh tưởng cưới đến đít. Thế mà đùng cái sau vụ đi Bia Thỏ với mấy ông bạn em bỏ thẳng cẳng. Chỉ vì anh ta mặt nặng mày nhẹ. Em bảo công việc em hay phải đi. Sau lấy nhau em vẫn phải đi đón khách nọ kia mà cũng thế thì sao được. Thôi bỏ trước cho xong.

Ấy là em nói thế. Chứ tôi biết trong lòng em vẫn còn một hình bóng cũ…

Có lần đi uống bia gặp Người cũ em về mất ngủ mấy hôm. Em còn bảo:

– Nếu anh ấy nói quay lại em sẵn sàng bỏ hết cả để quay lại với anh ấy.

– Sao ngốc thế em? Chả thằng nào quay đi rồi còn quay lại đâu. Sao mình cứ phải khổ sở vì những điều đã cũ? Mới không hơn à?

– Vâng em biết thế. Nhưng không sao quên được…

Dạo ấy em vẫn cứ thế. Ngây ngô tin vào một thứ đã cũ có thể quay trở lại…

– Tình yêu một khi đã mất có quay lại cũng chẳng bao giờ còn đam mê nữa đâu em ạ…Thôi quên đi em nhé!

# 2.
Thỉnh thoảng ghé qua FB thấy mấy cái status của em để lại. Phần lớn là ảm đảm. Những câu nói vu vơ. Ngập tràn nỗi buồn. Âm u xám xịt.

Nhớ có lần em bảo em đã Lột xác rồi. Nhưng ngoài cái tóc xoăn tít rồi lại thẳng ra cắt ngắn tũn và thay đổi công việc thì nói chung em vẫn thế.

Con đường tình cảm đôi khi đi vào ngõ cụt. Bế tắc.

Đàn bà đôi khi quá khổ vì cứ phải lăn tăn chuyện chồng con. May mắn thì vớ được ông chồng tử tế sống còn vui vẻ. Vớ vẩn lại gặp phải quả không ra gì. Sống lại chả bằng chết.

Mà thôi xong sớm nghỉ sớm. Như có anh bạn nào đó an ủi.  Ừ đằng nào cũng lấy chồng. Không may thì nghỉ sớm. Cứ nghĩ thế cho nó đơn giản. Cuộc đời hợp tan là chuyện thường mà.

Mấy hôm trước tình cờ ngang qua FB thấy một cái status mới toanh: “Mình sắp sang một bước ngoặt thứ 2 của cuộc đời” và Ck người xí xớn em thương, Ck em xí xớn em tương vỡ mồm!“. Vậy là em sắp lấy chồng chăng? 

Chắc thế. Giọng văn có vẻ vui. Đã thấy điệu cười trong đấy. Ừ lấy chồng thôi em nhỉ?

# 3.
Trưa nhắn tin hỏi em bao giờ cưới?

Em bảo sắp rồi ạnh ạ.

Chiều em gọi điện bảo ra cafe. Ừ thì ra…

Hai đứa uống Trà Cung Đình. Hà nội hôm nay lạnh nhưng không mưa. Cái lạnh khô ráo rất đẹp. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa…Em sắp lấy chồng.

– Thế nhà chồng ở đâu? Hà nội à? Ừ thế may rồi không phải đi đâu xa. Chịu khó làm dâu tý nhưng được ở Hà nội… Chứ về quê hay biệt xứ tận đâu thì chết…
Thế là em sắp lấy chồng
Thế là hết những mùa đông lạnh lùng…

# 4.
Một mùa đông đang đến. Em sẽ không còn cô đơn lạnh lẽo nữa…Chỉ còn ít ngày nữa là đến Giáng sinh. Và một năm mới lại đến.

Chúc cho em một hạnh phúc tràn đầy trong một cuộc tình trọn vẹn…Những gì có trong tay ta đó chính là hạnh phúc em nhé.

Đừng bao giờ ngoảnh lại. Bởi mọi quá khứ đã qua rồi…

Một ngày mùa đông 13 nhưng không phải thứ 6 tháng tận cùng .

(Nguồn: Nhặt trên nét, có đẽo gọt to từ nhân sưng và một phần, chi tiết cho hợp với người anh muốn tặng)

SỰ CẨU THẢ CỦA BÁO CHÍ HAY CÓ Ý ĐỒ GÌ KHÁC?

Bài từ Google.Tienlang
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của bạn đọc Trần Thị Hải Phượng. Xin cảm ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
**************
Thời gian gần đây, dư luận không quá khắt khe với những sai sót trên báo chí; cơ quan quản lý báo chí không còn những quy chụp nặng nề tương tự như vụ “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát thời những năm 70 thế kỷ trước. 

Tuy vậy, bạn đọc khó có thể tha thứ cho những sai sót một cách quá ư lộ liễu, thô thiển mà dường như tác giả thực hiện một cách cố tình bởi một ý đồ gì đó đằng sau.
Báo Tuổi trẻ TPHCM đăng hình lính VNCH

Dù chất lượng báo Tuổi trẻ TP HCM mấy năm nay có sa sút nhưng nó vẫn là một tờ báo giấy có lượng phát hành cao nhất; là tờ báo điện tử có lượng truy cập cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Càng được bạn đọc yêu quý, thiết tưởng những người làm báo ở đây càng phải khắt khe hơn với chính mình.
Chính vì lẽ đó, nhiều người bị sốc khi thấy tại bài viết về cảnh người Hà Nội sơ tán trong 12 ngày đêm B52 của giặc Mỹ gây ra thảm cảnh cho Thủ đô 40 năm trước nhưng tác giả lại dùng tấm ảnh người lính VNCH cùng người dân chạy loạn khỏi chiến trường Quảng Trị!
Đúng như bạn Lê Hương Lan- Trưởng nhóm Biên tập Google.tienlang đãnhận xét trong Lời dẫn: “Đành rằng đã là sơ tán, là chạy loạn, chạy khỏi nơi chiến sự thì bà con miền Bắc cũng khổ như cô bác trong Nam. Thế nhưng, với nhà báo thì không thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như báo Tuổi trẻ…”
Tại sao báo Tuổi trẻ TP HCM lại có thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy?

Ảnh chụp màn hình báo điện tử
Ảnh chụp báo giấy
Chúng ta có thể cảm thông cho các bạn phóng viên trẻ vì phải gấp rút chạy theo chỉ tiêu bài vở. Nhưng ở đây là một tuyến bài lớn nhằm kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không. Hẳn là cả tòa soạn phải có sự đầu tư công sức khá lớn? Nếu phóng viên trẻ sơ suất thì biên tập viên phải là người phát hiện. Và cuối cùng, Tổng Biên tập duyệt bài phải là người có trách nhiệm phát hiện.

Đặc biệt, việc phát hiện này không hề khó với một người có kiến thức sơ đẳng về lịch sử. Bộ quân phục của người lính VNCH không thể nhầm lẫn với quân phục của quân đội nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, tấm hình trong bài là của một phóng viên nước ngoài. Nó đã khá nổi tiếng trên mạng cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nếu nhấp chuột vào ĐÂY thì sẽ có hàng loạt bài viết bằng tiếng Việt có tấm hình này, đặc biệt có rất nhiều bài viết trên các trang web/blog phản động hải ngoại đã xuyên tạc nội dung tấm hình; vu khống, bịa đặt rằng bà con đang chạy loạn Việt cộng! 

Báo Tuổi trẻ TP HCM ghi chú dưới tấm hình “Gánh con đi sơ tán – Ảnh: N.N.T. chụp lại từ ảnh tư liệu”. Lấy chú thích là ảnh tư liệu thì cũng phải nói từ tư liệu nào chứ? Đã trót làm ẩu, in nhầm ảnh minh họa thì phải đăng cái ảnh ấy lên và tòa soạn cùng tác giả phải chính thức xin lỗi và đính chính, không thể nhập nhèm rút ảnh đi để phi tang, để “trốn” cái sai rõ rành rành. Nếu không đính chính thì những người không biết cứ căn cứ vào tư liệu này và tiếp tục sai. 

Báo Phụ nữ TP HCM ca ngợi quân xâm lược Trung Quốc?
Báo Phụ nữ TP HCM số 23, ra ngày 21/6/2009 (số kỉ niệm 84 năm Ngày Báo chí CM Việt Nam), ở trang 17 có bài tạp bút “Những chú lính ở sân ga”của nhà văn Dạ Ngân ca ngợi lòng dũng cảm của Hải quân Việt Nam nhưng lại đăng ảnh là lính Hải quân Trung Quốc! 

Bìa báo Phụ Nữ Chủ nhật số ngày 21.6.2009


Những chú lính ở sân ga – Tạp bút của Dạ Ngân – Trang 17
Nội dung bài “Những chú lính ở sân ga”
Cận cảnh
Kết quả truy tìm nguồn gốc tấm ảnh trên cho biết ảnh có xuất xứ từ trang Wikipedia trong bài giới thiệu về Hải quân Trung Quốc:


Chú thích trên Wikipedia: Hải quân Trung Quốc tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Thanh Đảo
Xin hãy lưu ý phần mở đầu bài viết của tác giả Dạ Ngân: “Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh này. Họ đi theo hàng, theo khối. Từ từ tiến vào sân ga. Tăm tắp nhau về tuổi tác, vóc dáng. Đồng phục hải quân, nhìn mặt mũi thì biết đích thị đây là lính mới tuyển. Giống hệt nhau ở nước da ruộng đồng, ở vẻ ngơ ngẩn với ga lớn thủ đô và cả ở cái cách xúng xính trong quân phục còn mới cứng. Em ở đâu đi nghĩa vụ đó em…”

Rõ ràng là tác giả đang “bình” tấm hình. Với đoạn mở bài như thế, ta có thể khẳng định, chính tấm hình này đã tạo ra cảm xúc cho tác giả viết tiếp toàn bài. Như vậy, hẳn là tác giả phải say sưa ngắm nghía rất kỹ tấm hình. Và như vậy, hẳn là tác giả không thể không nhận ra những dòng chữ Trung Quốc trên mũ những người lính!
Nhầm lẫn? Không thể nào! Không thể nói là nhầm lẫn bởi Hải quân Việt Nam mặc quần xanh, trên mũ có chữ “Hải quân Việt Nam” trong khi những người lính trong ảnh trên mặc quần trắng, trên mũ là chữ Trung Quốc.
Tai nạn nghề nghiệp? Cẩu thả? Cố tình? Lập lờ? Không biết nữa! Chỉ biết rằng một bài viết như thế, với tấm hình như thế, đăng vào đúng ngày nhà báo, nhân số báo chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam thì thật khó lý giải!
Có trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí

Tự do ngôn luận, tự do báo chí hoàn toàn không đồng nghĩa với tự do bịa đặt, tự do tùy tiện lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như các trường hợp trên đây.

Ở Việt Nam có cả một hệ thống cơ quan quản lý báo chí. Bên Đảng có Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các Ban Tuyên giáo 63 tỉnh thành; bên chính quyền có Bộ TT&TT cùng các sở TT&TT cũng đầy đủ ở 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, công tác phát hiện và xử lý những sai sót trên báo chí lại rất mờ nhạt. Ngày 18/9/2012, báo Quân đội nhân dân cùng hàng loạt cơ quan báo chí lớn như Công an nhân dân, Hà Nội mới… bịa đặt thông tin về “Dịch cúm gia cầm phát sinh tại hai huyện của tỉnh Quảng Bình”
Sau khi có công văn chính thức của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình khẳng định đó là những thông tin bịa đặt nhưng các tờ báo lớn kia cũng phớt và cũng không một cơ quan báo chí nào lên tiếng!

Sau bài bịa của báo Đài Tiếng nói VN về vụ “bố chống dính nàng dâu” thì có đến 2 phóng viên của Infonet cũng hăm hở vào cuộc điều tra và sản xuất ra bài “Hàng xóm kể chuyện ‘giải cứu’ bố chồng dính chặt con dâu” còn lâm li bi hài kịch gấp bội phần bài gốc của VOV nữa?! Hàng loạt cơ quan báo chí nhắm mắt đồng loạt đăng lại. Infonet – trang báo chính thống của Bộ Thông tin truyền thông. Bài bịa tiếp theo của Infonet về chuyện bố chồng dính chặt với con dâu lại đang tâm lấy hình ảnh cấp cứu trong bài viết “Tiêu chảy cấp nguy hiểm tái xuất” đăng từ năm 2008 trên VnExpress của phóng viên ảnh Hoàng Hà để đưa vô làm “hình minh họa” cho bài! Và cái sự trâng tráo của 2 phóng viên Giang Uyên – Trúc Hồ này thể hiện rất rõ ở việc cố tình cắt mất cái chữ “Bệnh viện Bạch Mai” nổi tiếng ngoài Hà Nội đi để “minh họa” cho việc bố chồng nàng dâu ở miền Tây bị khiêng vô bệnh viện, cho bài báo thêm sinh động và thuyết phục?
Thế nhưng, khi dư luận phát hiện là bịa đặt, Cơ quan chủ quản của báo Đài Tiếng nói VN đã xử lý BBT cùng phóng viên của mình thì Ban Biên tập báo Infonet cũng chỉ lặng lẽ rút bài, không một lời xin lỗi và cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT dường như cũng biết!
Về vụ đình đám nhất trên truyền thông là vụ Tiên Lãng, dù Bộ TT&TT đãphát hiện

“Có bài báo, tờ báo thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách quan, mang tính một chiều. Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin “nương nhẹ” về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp.” (Trích Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011).

Thế nhưng thật lạ là Bộ TT&TT không dám công khai việc xử lý khiến cho đến giờ dư luận vẫn lẫn lộn đúng/sai trong đường lối xử lý của Bộ Tài nguyên- Môi trường tại hướng dẫn bằng văn bản cho TP Hải Phòng. Tại sao Bộ TT&TT không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tạiKết luận ngày 10/2/2012, xin trích: “Yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thiết nghĩ, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT cần nâng cao trách nhiệm quản lý báo chí, kịp thời phát hiện và công khai xử lý những nhà báo, những cơ quan báo chí vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người cầm bút để bịa đặt hoặc bóp méo thông tin như chúng tôi chỉ ra hôm nay.
TRẦN THỊ HẢI PHƯỢNG

SỰ CẨU THẢ CỦA BÁO CHÍ HAY CÓ Ý ĐỒ GÌ KHÁC?

Bài từ Google.Tienlang
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của bạn đọc Trần Thị Hải Phượng. Xin cảm ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
**************
Thời gian gần đây, dư luận không quá khắt khe với những sai sót trên báo chí; cơ quan quản lý báo chí không còn những quy chụp nặng nề tương tự như vụ “Cây táo ông Lành” của Hoàng Cát thời những năm 70 thế kỷ trước. 

Tuy vậy, bạn đọc khó có thể tha thứ cho những sai sót một cách quá ư lộ liễu, thô thiển mà dường như tác giả thực hiện một cách cố tình bởi một ý đồ gì đó đằng sau.
Báo Tuổi trẻ TPHCM đăng hình lính VNCH

Dù chất lượng báo Tuổi trẻ TP HCM mấy năm nay có sa sút nhưng nó vẫn là một tờ báo giấy có lượng phát hành cao nhất; là tờ báo điện tử có lượng truy cập cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Càng được bạn đọc yêu quý, thiết tưởng những người làm báo ở đây càng phải khắt khe hơn với chính mình.
Chính vì lẽ đó, nhiều người bị sốc khi thấy tại bài viết về cảnh người Hà Nội sơ tán trong 12 ngày đêm B52 của giặc Mỹ gây ra thảm cảnh cho Thủ đô 40 năm trước nhưng tác giả lại dùng tấm ảnh người lính VNCH cùng người dân chạy loạn khỏi chiến trường Quảng Trị!
Đúng như bạn Lê Hương Lan- Trưởng nhóm Biên tập Google.tienlang đãnhận xét trong Lời dẫn: “Đành rằng đã là sơ tán, là chạy loạn, chạy khỏi nơi chiến sự thì bà con miền Bắc cũng khổ như cô bác trong Nam. Thế nhưng, với nhà báo thì không thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như báo Tuổi trẻ…”
Tại sao báo Tuổi trẻ TP HCM lại có thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy?

Ảnh chụp màn hình báo điện tử
Ảnh chụp báo giấy
Chúng ta có thể cảm thông cho các bạn phóng viên trẻ vì phải gấp rút chạy theo chỉ tiêu bài vở. Nhưng ở đây là một tuyến bài lớn nhằm kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không. Hẳn là cả tòa soạn phải có sự đầu tư công sức khá lớn? Nếu phóng viên trẻ sơ suất thì biên tập viên phải là người phát hiện. Và cuối cùng, Tổng Biên tập duyệt bài phải là người có trách nhiệm phát hiện.

Đặc biệt, việc phát hiện này không hề khó với một người có kiến thức sơ đẳng về lịch sử. Bộ quân phục của người lính VNCH không thể nhầm lẫn với quân phục của quân đội nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, tấm hình trong bài là của một phóng viên nước ngoài. Nó đã khá nổi tiếng trên mạng cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nếu nhấp chuột vào ĐÂY thì sẽ có hàng loạt bài viết bằng tiếng Việt có tấm hình này, đặc biệt có rất nhiều bài viết trên các trang web/blog phản động hải ngoại đã xuyên tạc nội dung tấm hình; vu khống, bịa đặt rằng bà con đang chạy loạn Việt cộng! 

Báo Tuổi trẻ TP HCM ghi chú dưới tấm hình “Gánh con đi sơ tán – Ảnh: N.N.T. chụp lại từ ảnh tư liệu”. Lấy chú thích là ảnh tư liệu thì cũng phải nói từ tư liệu nào chứ? Đã trót làm ẩu, in nhầm ảnh minh họa thì phải đăng cái ảnh ấy lên và tòa soạn cùng tác giả phải chính thức xin lỗi và đính chính, không thể nhập nhèm rút ảnh đi để phi tang, để “trốn” cái sai rõ rành rành. Nếu không đính chính thì những người không biết cứ căn cứ vào tư liệu này và tiếp tục sai. 

Báo Phụ nữ TP HCM ca ngợi quân xâm lược Trung Quốc?
Báo Phụ nữ TP HCM số 23, ra ngày 21/6/2009 (số kỉ niệm 84 năm Ngày Báo chí CM Việt Nam), ở trang 17 có bài tạp bút “Những chú lính ở sân ga”của nhà văn Dạ Ngân ca ngợi lòng dũng cảm của Hải quân Việt Nam nhưng lại đăng ảnh là lính Hải quân Trung Quốc! 

Bìa báo Phụ Nữ Chủ nhật số ngày 21.6.2009


Những chú lính ở sân ga – Tạp bút của Dạ Ngân – Trang 17
Nội dung bài “Những chú lính ở sân ga”
Cận cảnh
Kết quả truy tìm nguồn gốc tấm ảnh trên cho biết ảnh có xuất xứ từ trang Wikipedia trong bài giới thiệu về Hải quân Trung Quốc:


Chú thích trên Wikipedia: Hải quân Trung Quốc tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, Thanh Đảo
Xin hãy lưu ý phần mở đầu bài viết của tác giả Dạ Ngân: “Lâu lắm rồi mới thấy lại những hình ảnh này. Họ đi theo hàng, theo khối. Từ từ tiến vào sân ga. Tăm tắp nhau về tuổi tác, vóc dáng. Đồng phục hải quân, nhìn mặt mũi thì biết đích thị đây là lính mới tuyển. Giống hệt nhau ở nước da ruộng đồng, ở vẻ ngơ ngẩn với ga lớn thủ đô và cả ở cái cách xúng xính trong quân phục còn mới cứng. Em ở đâu đi nghĩa vụ đó em…”

Rõ ràng là tác giả đang “bình” tấm hình. Với đoạn mở bài như thế, ta có thể khẳng định, chính tấm hình này đã tạo ra cảm xúc cho tác giả viết tiếp toàn bài. Như vậy, hẳn là tác giả phải say sưa ngắm nghía rất kỹ tấm hình. Và như vậy, hẳn là tác giả không thể không nhận ra những dòng chữ Trung Quốc trên mũ những người lính!
Nhầm lẫn? Không thể nào! Không thể nói là nhầm lẫn bởi Hải quân Việt Nam mặc quần xanh, trên mũ có chữ “Hải quân Việt Nam” trong khi những người lính trong ảnh trên mặc quần trắng, trên mũ là chữ Trung Quốc.
Tai nạn nghề nghiệp? Cẩu thả? Cố tình? Lập lờ? Không biết nữa! Chỉ biết rằng một bài viết như thế, với tấm hình như thế, đăng vào đúng ngày nhà báo, nhân số báo chào mừng ngày báo chí cách mạng Việt Nam thì thật khó lý giải!
Có trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí

Tự do ngôn luận, tự do báo chí hoàn toàn không đồng nghĩa với tự do bịa đặt, tự do tùy tiện lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như các trường hợp trên đây.

Ở Việt Nam có cả một hệ thống cơ quan quản lý báo chí. Bên Đảng có Ban Tuyên giáo Trung ương cùng các Ban Tuyên giáo 63 tỉnh thành; bên chính quyền có Bộ TT&TT cùng các sở TT&TT cũng đầy đủ ở 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, công tác phát hiện và xử lý những sai sót trên báo chí lại rất mờ nhạt. Ngày 18/9/2012, báo Quân đội nhân dân cùng hàng loạt cơ quan báo chí lớn như Công an nhân dân, Hà Nội mới… bịa đặt thông tin về “Dịch cúm gia cầm phát sinh tại hai huyện của tỉnh Quảng Bình”
Sau khi có công văn chính thức của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình khẳng định đó là những thông tin bịa đặt nhưng các tờ báo lớn kia cũng phớt và cũng không một cơ quan báo chí nào lên tiếng!

Sau bài bịa của báo Đài Tiếng nói VN về vụ “bố chống dính nàng dâu” thì có đến 2 phóng viên của Infonet cũng hăm hở vào cuộc điều tra và sản xuất ra bài “Hàng xóm kể chuyện ‘giải cứu’ bố chồng dính chặt con dâu” còn lâm li bi hài kịch gấp bội phần bài gốc của VOV nữa?! Hàng loạt cơ quan báo chí nhắm mắt đồng loạt đăng lại. Infonet – trang báo chính thống của Bộ Thông tin truyền thông. Bài bịa tiếp theo của Infonet về chuyện bố chồng dính chặt với con dâu lại đang tâm lấy hình ảnh cấp cứu trong bài viết “Tiêu chảy cấp nguy hiểm tái xuất” đăng từ năm 2008 trên VnExpress của phóng viên ảnh Hoàng Hà để đưa vô làm “hình minh họa” cho bài! Và cái sự trâng tráo của 2 phóng viên Giang Uyên – Trúc Hồ này thể hiện rất rõ ở việc cố tình cắt mất cái chữ “Bệnh viện Bạch Mai” nổi tiếng ngoài Hà Nội đi để “minh họa” cho việc bố chồng nàng dâu ở miền Tây bị khiêng vô bệnh viện, cho bài báo thêm sinh động và thuyết phục?
Thế nhưng, khi dư luận phát hiện là bịa đặt, Cơ quan chủ quản của báo Đài Tiếng nói VN đã xử lý BBT cùng phóng viên của mình thì Ban Biên tập báo Infonet cũng chỉ lặng lẽ rút bài, không một lời xin lỗi và cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT dường như cũng biết!
Về vụ đình đám nhất trên truyền thông là vụ Tiên Lãng, dù Bộ TT&TT đãphát hiện

“Có bài báo, tờ báo thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách quan, mang tính một chiều. Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin “nương nhẹ” về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng. Một số báo thông tin, bình luận có tính suy diễn, cho rằng, gốc của vấn đề, vụ việc là do sở hữu toàn dân về đất đai trong khi thực ra, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức, thực hiện sai các quy định pháp luật đất đai về cho thuê đất, thu hồi đất, cưỡng chế đất cũng như do các quy định về quản lý đất đai thiếu đồng bộ, chống chéo, phức tạp.” (Trích Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011).

Thế nhưng thật lạ là Bộ TT&TT không dám công khai việc xử lý khiến cho đến giờ dư luận vẫn lẫn lộn đúng/sai trong đường lối xử lý của Bộ Tài nguyên- Môi trường tại hướng dẫn bằng văn bản cho TP Hải Phòng. Tại sao Bộ TT&TT không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tạiKết luận ngày 10/2/2012, xin trích: “Yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thiết nghĩ, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT cần nâng cao trách nhiệm quản lý báo chí, kịp thời phát hiện và công khai xử lý những nhà báo, những cơ quan báo chí vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người cầm bút để bịa đặt hoặc bóp méo thông tin như chúng tôi chỉ ra hôm nay.
TRẦN THỊ HẢI PHƯỢNG

TÌNH YÊU KHÔNG PHẢI LÀ BẤT ĐẲNG THỨC

Hình minh họa
Hình như các bạn gái không gặp may trong tình yêu thường có chung một “căn bệnh” là: Yêu bản thân mình quá! 

Họ có quá nhiều ưu điểm nên thường có tâm lý tự kiêu, coi mình là trung tâm của vũ trụ, tự đặt ra những tiêu chuẩn quá cao mà các chàng trai thường khó lòng với tới được. Các cô gái xinh đẹp thông minh thường cảm thấy bọn con trai tầm thường, kém cỏi hơn mình, chẳng mấy ai “hơn hẳn mình một cái đầu”. Vì thế họ cao ngạo như những cô công chúa kén phò mã, nhìn những kẻ tới cầu hôn bằng nửa con mắt. 

Những cô gái này nghĩ rằng mình có đủ tiêu chuẩn để ai cũng phải yêu mình mà mình chẳng cần phải yêu ai hết. Song họ không nghĩ tới một điều: Cho dù đàn ông có yêu mình đến đâu mà mình không biết cách quan tâm đáp lại tương xứng thì rồi họ cũng sẽ chán nản mà bỏ cuộc. 

Ðàn ông đi tìm cho mình một người bạn đời biết yêu thương chia sẻ, chứ không đi tìm một “nữ bá chủ” hay một “người đàn bà thép” để thống trị mình. 

Tình yêu là mối quan hệ hai chiều, là một phương trình có hai vế bằng nhau. Vì vậy các cô gái cần phải học cách yêu và học cách “cân bằng phương trình” tình yêu đó. Nếu biến tình yêu thành một bất đẳng thức thì dù bạn có thông minh, xinh đẹp và tài giỏi đến đâu, bạn cũng sẽ là người thua cuộc.

TÌNH YÊU KHÔNG PHẢI LÀ BẤT ĐẲNG THỨC

Hình minh họa
Hình như các bạn gái không gặp may trong tình yêu thường có chung một “căn bệnh” là: Yêu bản thân mình quá! 

Họ có quá nhiều ưu điểm nên thường có tâm lý tự kiêu, coi mình là trung tâm của vũ trụ, tự đặt ra những tiêu chuẩn quá cao mà các chàng trai thường khó lòng với tới được. Các cô gái xinh đẹp thông minh thường cảm thấy bọn con trai tầm thường, kém cỏi hơn mình, chẳng mấy ai “hơn hẳn mình một cái đầu”. Vì thế họ cao ngạo như những cô công chúa kén phò mã, nhìn những kẻ tới cầu hôn bằng nửa con mắt. 

Những cô gái này nghĩ rằng mình có đủ tiêu chuẩn để ai cũng phải yêu mình mà mình chẳng cần phải yêu ai hết. Song họ không nghĩ tới một điều: Cho dù đàn ông có yêu mình đến đâu mà mình không biết cách quan tâm đáp lại tương xứng thì rồi họ cũng sẽ chán nản mà bỏ cuộc. 

Ðàn ông đi tìm cho mình một người bạn đời biết yêu thương chia sẻ, chứ không đi tìm một “nữ bá chủ” hay một “người đàn bà thép” để thống trị mình. 

Tình yêu là mối quan hệ hai chiều, là một phương trình có hai vế bằng nhau. Vì vậy các cô gái cần phải học cách yêu và học cách “cân bằng phương trình” tình yêu đó. Nếu biến tình yêu thành một bất đẳng thức thì dù bạn có thông minh, xinh đẹp và tài giỏi đến đâu, bạn cũng sẽ là người thua cuộc.

LẠM BÀN VỀ CÁI SỰ "ĐỘC QUYỀN" YÊU NƯỚC

Quan hệ với Trung Quốc luôn là vấn đề nhạy cảm trong chính sách ngoại giao cả ngàn đời nay của nước Việt. Đứng bên cạnh một nước khổng lồ, có tư tưởng bá quyền ngang ngược đã là một “bất công” với một nước nhỏ như ta mà ông Trời đã an bài. Mỗi khi Trung Quốc có hành động chèn ép thô bạo thì cái tiềm thức, bản năng kháng cự đó lại đốt nóng bầu nhiệt huyết của những condân đất Việt. Lòng yêu nước gắn với sự cảnh giác cao độ đó đáng được chia sẻ khi người dân có những biểu hiện bức xúc như biểu tình tự phát. Nhưng không hề bình thường khi sau cuộc biểu tình tự phát đầu tiên, thì một số nhóm nhỏ lại duy trì, cổ vũ biểu tình “tự phát” không giới hạn ấy thì thực đáng lo, đáng bàn.
Hàng chục đợt biểu tình liên tiếp vừa qua, nếu ai quan tâm thì nhìn ngay thấy sự cổ vũ của mấy ông Tiến sỹ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Nguyên Ngọc, …, sự xông pha tích cực của những nhân vật đấu tranh dân chủ như Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân, Nguyễn Tiến Nam, blogger Mẹ Nấm,… (- những nhân vật mà không ít lần công khai quan điểm phản đối chế độ, đòi Đảng “trả lại quyền lực cho dân tộc”, một số còn công khai hoặc bị chính quyền chỉ mặt là thành viên của các tổ chức đòi lật đổ Nhà nước như Việt Tân, Khối 8406) diễn ra bền bỉ cứ vào mỗi sáng Chủ Nhật, không ở trước ĐSQ Trung Quốc thì quanh Hồ Gươm, đều là những địa điểm trung tâm chính trị – văn hóa của thủ đô. Sự yêu nước của một nhóm người này được tường thuật trực tiếp hàng giờ hàng phút của cả hệ thống trang mạng phản động ở nước ngoài và trang, blog “phản biện” của cá nhân họ ở trong nước. Chẳng cần động não thì người mù cũng nhận thấy nguy cơ đe doa an ninh hiển hiện ở mỗi cuộc biểu tình, mà công an chính quyền Hà Nội vẫn cứ đều đều kiên nhẫn thuyết phục họ bằng những nghị quyết chỉ thị sẵn có về việc biểu tình tự phát là trái pháp luật!

Cảnh báo về nguy cơ này, trong một bài báo “Không để kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước” trên báo “Nhân dân điện tử” ngày 21/8/2011 có đoạn:

“Phải nói rằng trên in-tơ-nét, tin tức về các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã được một số người khuếch đại, khuếch trương ở mức cao nhất. Họ vừa hí hửng cổ vũ lẫn nhau, vừa đưa ra nhiều ngôn từ ngông ngạo và thách thức. Họ không chỉ sử dụng in-tơ-nét nhằm kêu gọi, tuyên truyền các luận điệu đen tối, mà còn sử dụng in-tơ-nét làm phương tiện hướng dẫn tụ tập, truyền bá cách thức đối phó với chính quyền. Phụ họa với loại thông tin này, các cơ quan thông tấn như RFA, BBC, VOA, RFI và một số diễn đàn chống cộng ở hải ngoại đều cố đua nhau đưa tin một cách sớm và nhanh nhất, kèm theo là “phân tích, đánh giá” mang màu sắc kích động. Các cơ quan truyền thông này còn thực hiện một số phỏng vấn, tạo diễn đàn để một số nhân vật nhân danh “lòng yêu nước” vu cáo chính quyền đàn áp, vu cáo Nhà nước vi phạm nhân quyền, thỏa hiệp và hy sinh quyền lợi đất nước. Thậm chí ngay sau khi UBND thành phố Hà Nội ra Thông báo Về công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số blog đăng tải ý kiến bác bỏ, phản ứng mà bất kỳ cá nhân nào hiểu biết về pháp luật đều không nên làm.

“Chiến dịch truyền thông đen” nói trên đã làm một số kẻ hoang tưởng vội vàng mơ về một “cách mạng màu” ở Việt Nam (!) và càng hối thúc nhau tiếp tục cái hành động mà về luật pháp, là không thể chấp nhận. Nhưng đó là mơ hão, và những người tỉnh táo, có lương tri đã lên tiếng kịp thời. Như trong entry Ðừng yêu nước bằng máu của người khác! một blogger viết: “Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó”. Một blogger khác viết: “Thực tế, bất cứ ai lang thang trên các diễn đàn chính trị, các trang mạng nước ngoài hoặc có email rơi vào “sổ đen” của các “tín đồ chống cộng” ở hải ngoại đều thấy rõ rằng, luôn có vô khối những bài viết kêu gọi biểu tình, ca ngợi những người tham gia biểu tình, luôn nhấn mạnh đến các “gương mặt nổi” mà họ gọi là các “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà trí thức dân chủ”, tung ra các bản tin cập nhật tường thuật chi tiết diễn biến các cuộc biểu tình, phỏng vấn những người đang tham gia biểu tình (có ai đặt câu hỏi là vì sao trong các đoàn biểu tình luôn có những người tham gia biểu tình trả lời phỏng vấn trực tiếp, tường thuật tình hình tại chỗ cho các đài báo, trang mạng chống chính quyền này, các bức hình chụp luôn làm nổi những người mà các thành phần chống đối là ca ngợi là các “nhà đấu tranh dân chủ”?) và hàng nghìn các bài viết mổ xẻ, xuyên tạc theo ý đồ thấy rõ là vu cho công an “đàn áp” người biểu tình, tung hứng nhau để “đổ tội” chính quyền hèn nhát…”.”

Sự “độc quyền yêu nước” của những người này đang như thách đố sự kiên nhẫn của chính quyền và người dân thủ đô. Ngày 18/8/2011, UBND TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát, đồng thời cử cán bộ chính quyền địa phương đến vận động từng người “độc quyền yêu nước” đó hãy yêu nước bằng cách khác, và chấm dứt biểu tình tự phát đó. Đáp lại, ta thấy ngay sư hống hách, trịnh thượng của những con người “độc quyền yêu nước” này. Họ cho ra ngay lập tức một kiến nghị ký tập thể 25 người cho rằng Thông báo trên là trái pháp luật. Khoan hãy xem đến mục đích của Kiến nghị và những con người cho ra Kiến nghị này, mà hãy bàn đến nội dung thể hiện sự ngang ngược không thua gì quân bành trướng Trung Quốc, sự xem thường Nhà nước và pháp luật của họ.

Thứ nhất, họ phủ nhận Thông báo trên là “trái Pháp luật, không có căn cứ pháp luật, không được ban hành theo những thủ tục hành chính thông thường và đặc biệt không có người ký để xác định cá nhân chịu trách nhiệm. Thông báo này không có hiệu lực pháp lý”. Đáng thương cho những trí thức có tên trong đó khi các vị này không thèm quan tâm đâu là một văn bản hành chính, đâu là một thông báo có tính khuyến nghị của một cơ quan hành chính. Bản thông báo của UBND TP Hà Nội thuần là như một thông báo báo chí thể hiện quan điểm của một tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước, không phải là một quyết định có hiệu lực cưỡng chế như văn bản pháp luật nên đâu cần số văn bản, người ký và hiển nhiên văn bản này chưa phải là văn bản pháp lý nên chưa mang tính cưỡng chế bắt buộc. Còn nếu đó là văn bản pháp lý có số hiệu, chữ ký của cá nhân, cơ quan như văn bản pháp luật thì đâu cần giới quan chức địa phương lục tục kéo đi vận động những nhà yêu nước này không đi biểu tình!

Thứ hai, họ phủ nhận văn bản này vì “Thông báo này đã cản trở một quyền công dân được Hiến pháp qui định và đảm bảo: Quyền biểu tình (theo điều 69 Hiến pháp 1992)”. Họ chỉ cố tình không chịu hiểu và lờ toẹt đi cái điều khoản đảm bảo cho Quyền biểu tình trong điều 69 Hiến Pháp 1992, nội dung như sau “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Văn bản pháp luật đảm bảo quyền biểu tình có Nghị định số 38/2005/NĐ-CPmà tại Điều 7 của nghị định ghi rõ, “việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký (quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức). Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau: a) Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký; b) Nội dung, mục đích việc tập trung đông người; c) Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc; d) Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua; đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó; e) Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có); g) Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người. Chủ tịch UBND đã cho phép hoặc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người khi xét thấy các hoạt động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm nội dung đã cho phép…”

Đối chiếu với hoạt động biểu tình lâu nay của họ hoàn toàn trái pháp luật, đáng lý chính quyền hoàn toàn có quyền và trách nhiệm dẹp bỏ từ lâu. Nhưng xuất phát từ đạo lý, từ động cơ bề ngoài,…của hoạt động biểu tình này mà cho đến nay chính quyền vẫn chưa mạnh tay trấn áp. Có lẽ chính cái sự không nghiêm minh về pháp luật của chính quyền Thủ đô mà mới sinh ra cái Thông báo chẳng thuộc thể loại văn bản nào ấy, mới nuôi dưỡng, nảy sinh ra những Kiến nghị ngông cuồng kiểu này. Không thể cứ áp họ vào các trường hợp cần chiếu cố (kiểu như vì họ chưa hiểu biết pháp luật, họ yêu nước…) mà không chịu áp dụng pháp luật với họ, bởi không ít những người tham gia biểu tình là trí thức học hàm học vị đầy mình, thì càng không có lý do gì mà “biệt đãi” với họ được. Nếu đứng trên lập trường vi hiến của những người này thì chính quyền Hà Nội mới đáng bị xử lý vì không thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật để đảm bảo Điều 69 Hiến Pháp 1992 kia, chứ không phải là cái Thông báo của UBND TP Hà Nội là vi hiến theo kiểu “lý người Mèo” của mấy vị học giả, người dân “độc quyền yêu nước” đó.

Thứ ba, họ cho rằng “Thông báo này trái với tuyên bố trước đó của một Ủy viên UBND TP Hà Nội: không chủ trương đàn áp người biểu tình yêu nước (Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công An TP Hà Nội, ngày 02/08/2011)”. Đúng là trò mặc cả kiểu trẻ con. Việc ông Nhanh tuyên bố là công an Hà Nội không có chủ trương đàn áp người biểu tình yêu nước thì rõ quá rồi. Chính cái sự vị nể lòng yêu nước kiểu độc quyền của các vị này mà công an chưa mạnh tay thực thi pháp luật, chờ cho các cơ quan quản lý hành chính vận động thuyết phục những “người yêu nước” đó tuân thủ pháp luật trước đã.

Thứ tư, họ cho rằng “Thông báo này cho rằng biểu tình tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô…Thực tế những cuộc biểu tình tự phát đều diễn ra ôn hòa trật tự, là hình ảnh đẹp về lòng yêu nước của công dân Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội được bạn bè Quốc tế ghi nhận, dư luận Quốc tế đánh giá cao”. Đợi đến lúc xảy ra bạo loạn hay mấy kẻ “độc quyền yêu nước” đó làm thành công cách mạng cam, quýt thì mới là lúc chính quyền được phép ra tay chắc? Còn mấy cái hình ảnh công an phải khiêng, lôi những thành phần không tuân thủ sự điều khiển về trật tự công cộng …lên xe bus như trường hợp Nguyễn Chí Đức kia thì vẫn là “ôn hòa trật tự” ư? Phải chăng, theo họ, phải có thêm nhiều hình ảnh công an bắt những thành phần quá khích, hay mấy “nhà đấu tranh dân chủ” đó thì mới là “hình ảnh đẹp về lòng yêu nước của công dân”?

Thứ năm, họ cho rằng “Chúng tôi khẳng định không một thế lực thù địch nào của nước Việt Nam có thể lợi dụng lòng yêu nước của chúng tôi, như suy diễn trong thông báo này. Yêu cầu làm rõ ý mập mờ có tính chất chụp mũ rất nguy hiểm rằng những cuộc biểu tình yêu nước của quần chúng có liên quan tới “các thế lực chống đối nhà nước” trích thông báo: “Những ngày gần đây, lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống đối nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.”?” Mấy vị này cố tình tai điếc, mắt mù mà không chịu liếc lên các trang mạng của chính quý vị như blog Nguyễn Xuân Diện, Danlambao của Nguyễn Hữu Vinh, Bauxite Việt Nam của ông Huệ Chi để xem nguy cơ đe dọa an ninh từ các cuộc biểu tình này đến cỡ nào; quá bộ tí nữa thì hãy mở email của chính họ, các trang mạng “yêu nước” của những kẻ chống Cộng hải ngoại sẽ thấy tràn ngập các hoạt động cổ vũ biểu tình, hướng dẫn cách biểu tình, thông báo biểu tình, …tiếp sức hỗ trợ cho mấy vị độc quyền yêu nước đó. Cái sự “khẳng định” của quý vị không thể thay thế được việc chấp hành quy định của pháp luật, đó là chưa nói đến “mức độ đảm bảo” của mấy lời khẳng định đó thì đến con nít chẳng dám tin.

Không chỉ ngang ngược thể hiện thái độ bất tuân pháp luật, mấy vị yêu nước độc quyền này còn lớn tiếng phản pháo, yêu cầu chính quyền phải “làm rõ ý mập mờ có tính chất chụp mũ rất nguy hiểm rằng những cuộc biểu tình yêu nước của quần chúng có liên quan tới “các thế lực chống đối nhà nước” và “Những người ký tên Kiến nghị yêu cầu làm rõ ai, bộ phận nào trong Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội quyết định ra thông báo này?” Rành rành là một thông báo của UBND TP Hà Nội – đại diện cho cơ quan hành pháp rõ ràng mà họ vẫn còn lên giọng kiểu khủng bố, côn đồ như vậy thì trách tri những văn bản pháp luật khác họ chẳng ngại chà đạp.

Nguyên văn câu Thông báo được họ chụp cho chính quyền vu cáo họ như sau “Những ngày đầu, các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân. Những ngày gần đây lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.

Những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hoà bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin, ngộ nhận tham gia biểu tình tự phát là thể hiện tinh thần yêu nước; trong khi đó số đối tượng chống đối trong và ngoài nước đang ráo riết lợi dụng vấn đề trên để tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Âm mưu, ý đồ của họ là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động hằn thù dân tộc chia rẽ quan hệ Việt – Trung; kích động, tập hợp lực lượng gây mất an ninh trật tự và ổn định chính trị đất nước.”.

Đây là một nhận xét rất khách quan, đánh giá đầy đủ tình hình và nguy cơ mà bất cứ ai quan tâm đến sự kiện này đều thấy được. Những cảnh báo đó của UBND TP Hà Nội lại được họ tự chụp mũ cho mình để tố ngược lại cơ quan công quyền. Đúng là chuyện hy hữu chỉ có ở xứ Việt Nam!

Quyền biểu tình được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và quốc gia. Ngay Điều 21 Công ước quốc tế về những quyền dân sư và chính trị năm 1966 ghi rõ “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác“

Bất cứ quyền dân sự, chính trị nào trong các văn bản luật pháp quốc tế cũng đi kèm với giới hạn bởi luật pháp quốc gia và yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng. Pháp luật hầu hết các quốc gia khác, kể cả các quốc gia Tây phương như Mỹ, Anh, Đức…đều có văn bản luật giới hạn hoạt động biểu tình, với quy định cụ thể có nhiều điểm chung như: quy định giờ giấc, địa điểm, phạm vi và cả những yếu tố kỹ thuật liên quan và biện pháp phòng ngừa những hành vi quá giới hạn cho phép.

Nghị quyết 38 của Nhà nước ta hiển nhiên đã quy định đầy đủ về điều kiện cho cuộc biểu tình diễn ra là phải tuân thủ các thủ tục cần thiết hoàn toàn thể hiện sự tiến bộ về mặt lập pháp, không vi hiến hay vi phạm nhân quyền như những kẻ “độc quyền yêu nước” này to mồm thường xuyên rêu rao để cổ xúy cho một thứ tự do vô chính phủ hay phục vụ cho mục tiêu chính trị nào của họ?.

Thực tế, thì ngay sau Thông báo của UBND TP Hà Nội và chính quyền địa phương đến gặp từng người vận động, thuyết phục nhưng vẫn có một số người “độc quyền yêu nước” đi biểu tình ngay ngày 21/08. Và trên blog của ông Tiến sỹ biểu tình Nguyễn Xuân Diện và hàng loạt các trang mạng, blog “yêu nước” quen thuộc cả trong và ngoài nước khác vẫn “tiếp sóng” với đủ lời châm trích, kích bác, lên án chính quyền “đàn áp người yêu nước”, cực đoan đến mức họ rỉa rói cả các hoạt động văn hóa, biểu diễn văn nghệ của thanh niên, sinh viên, quần chúng quanh khu vực “biểu tình” của họ. Chính những kẻ luôn lấy mác yêu nước làm bùa hộ mệnh cho mọi lời nói, việc làm phi lý, phi pháp của họ đang lấy đi giới hạn tôn trọng của người dân Thủ đô, sự kiên nhẫn của chính quyền.

Võ Khánh Linh

ĐỂ HIỂU NHAU HƠN, XIN HÃY…TỤT QUẦN

Không có gì khiếm nhã hơn khi mở đầu câu chuyện như thế này: “Xin chào, rất vui được làm quen! Để chúng ta có thể hiểu về nhau một cách thực sự, xin vui lòng… tụt quần!”.

Ơ? Không phải “xắn tay áo” à? Chẳng phải cái câu người ta thường nói vẫn là “Hãy cho tôi xem chiếc đồng hồ bạn đeo, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào” đó sao?’
Thực ra cái ý tưởng xuất chúng trên không phải của tôi mà là của nữ nhà văn Charlotte Mendelson. Cô cho rằng việc mở cái ngăn con con đựng đồ nội y sẽ lột trần một con người ra như người ta xé toang cái hộp giấy gói quà vậy. Đứng về quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ.
Ngày xưa Adam và Eva khởi đầu khái niệm thời trang bằng cách ngắt lá nho đậy vào chỗ cần đậy. Xin lưu ý rằng họ đã ngắt lá nho, một cái thứ lá vừa vặn với hình hài duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ chứ không phải lá chuối hay lá cọ. Trong sự bối rối xấu hổ đến tột cùng mà còn đủ minh mẫn cho một sự lựa chọn đúng đắn như vậy ắt hẳn nói lên vài điều về tính cách, óc thẩm mỹ và IQ của Adam và Eva. Kể cả bạn có không đồng ý với tôi thì bạn cũng nên công nhận rằng việc vẽ cái lá nho là một công việc đỡ phản cảm hơn rất nhiều so với một số loại lá lẩu khác.
Trong một lần vui thú với bạn bè, chúng tôi chia làm hai phe đánh cược về chủng loại “lá nho” một cậu bạn trong nhóm đang mặc. Anh chàng này 28 tuổi, phóng viên, chuẩn bị cưới vợ nhưng không thấy mấy hào hứng, tốt bụng nhưng không tốt bừa bãi, thông minh nhưng không kiêu ngạo, khá đứng đắn nhưng không khô khan… Đại loại thế! Nếu là bạn bạn thử đoán xem anh ta sẽ mặc kiểu “lá nho” gì? Chúng tôi hơn một nửa cho là boxer shorts (loại quần co dãn bó vào hông), còn lại là thong (quần bó hở mông và ôm lấy “súng”). Tiền đặt ra giữa chiếu. Chúng tôi đếm ngược đến zero. Xoẹt! Bạn biết kết quả là gì không? Tý nữa rồi biết! Đọc hết bài rồi biết!

Tất nhiên là chẳng ai chờ đến lúc đó, nên tôi nói ngay. Gã chết tiệt đó không-mặc-gì. Một phần 10 giây sau gã hí hửng gom tiền. Cã lũ vừa cười vừa tức. Ai mà lường trước được cái anh chàng với tính cách như thế, cuộc sống như thế, thái độ như thế, mà lại thích “thả rông”. Nếu như ai đó phải “go commando” thì thường là do tai nạn bất ngờ, hoặc hãn hữu hơn nữa thì là… fan của lục quân Mỹ, nơi các chú lính thường được khuyên thả rông để tránh bị bệnh ngoài da do độ ẩm cao, trầy xát da khi hành quân xa, hoặc để tiện lợi khi bị… đi lỏng.
Chúng tôi thua vì ai cũng nghĩ “go commando” thường là những người sống tự do, cá tính, thậm chí buông thả một tý. Trào lưu “thả rông” của chị em phụ nữ (go pantiless) cuối những năm 1990 cũng được ủng hộ phần lớn bởi hậu duệ của dân hippy những năm 60 đó sao. Một cách phiến diện, không mang nội y được coi là một cách gợi tình. Nếu bạn là nam nhi, bạn có yên tâm mà làm việc được không khi (tình cờ được biết, hoặc cố tình được cho biết là) dưới bộ váy kia có và chỉ có một đôi giày?
Tuy nhiên, tôi nghĩ việc mặc hay không mặc tùy thuộc vào cách nhìn nhận của từng người về vai trò của nội y. Ngắn gọn như sau:
1. Nội y với tư cách là lá nho, tức là có ý nghĩa đạo đức, để che giấu bớt phần thân thể lõa lồ. Vai trò đạo đức của nội y in hằn sâu đến mức kể cả khi quần áo bên ngoài đủ dày cộp lên để che bất cứ cái gì muốn che thì việc mặc nội y vẫn được tuần tự tiến hành như một nghi lễ bất di bất dịch. Với quan điểm này, nội y là thứ để che đậy và cũng là thứ cần được che đậy. Thử mặc áo lộ quai hay quần lộ cạp một cách quá lố xem, sẽ bị lườm ngay. Ngoài ra ý nghĩa đạo đức của nội y còn thể hiện ở những cái quần có ổ khóa (chastity belt), truyền tụng là đã từng được các hiệp sĩ châu Âu thời Trung cổ sử dụng với các bà vợ khi họ đi Thập Tự chinh.
2. Nội y với tư cách là công cụ để giữ vệ sinh. Thời xa xưa, nội y được mặc để ngăn cách phần cơ thể bẩn thỉu lâu không tắm với quần áo đẹp đẽ sang trọng bên ngoài. Thời bây giờ, bảo mặc nội y để giữ vệ sinh thì có thể sẽ nhận được nhiều sự phản đối vì y học thỉnh thoảng có cảnh báo rằng nội y góp phần làm bí thở, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bình thường thay nội y hàng ngày, trong khi quần bò thì khó có thể giặt hàng ngày được.
3. Nội y với tư cách là thời trang. Nhìn nội y từ khía cạnh này để giải thích tại sao nhiều người mua nội y chỉ vì cái cạp đẹp. Một cái cạp đẹp kết hợp với quần bò không thắt lưng được cho là khêu gợi.
Trong thực tế, ít người nhìn nội y thuần túy từ một khía cạnh, thường là một tý này cộng thêm một tý nọ. Thế mới dẫn đến chuyện một cô gái có thể tốn tiền mua một cái lá nho thật đẹp (thời trang), nhưng phải giấu kỹ dưới lớp quần áo vì nếu để lộ ra sẽ có thể bị coi là hư hỏng (đạo đức). Nếu hỏi cô ta là đằng nào cũng phải giấu giếm như thế thì mặc làm quái gì cho mệt, cô ấy có thể sẽ trả lời là để cho sạch (vệ sinh).
Cuộc sống càng hiện đại thì vai trò của cái lá nho đối với mỗi phụ nữ càng khác biệt và đa dạng, nhất là với phụ nữ châu Á nơi mà nội y mang ý nghĩa đạo đức nhiều hơn bất kỳ một chức năng nào khác. Người ta vẫn tranh luận liệu trào lưu bán nội y dùng rồi của nữ sinh Nhật Bản đầu những năm 1990 là một biểu hiện của nữ quyền và tự do, hay là một hiện tượng xã hội thể hiện sự bất bình đẳng giới khi mà phụ nữ một cách vô thức tự biến mình thành đồ chơi cho nam giới. Chỉ biết rằng sau lệnh cấm của chính phủ năm 2004 áp dụng với người bán dưới 18 tuổi, ngành kinh doanh này không những không phá sản mà còn phát triển thêm với một vài lời đồn thổi là đã xuất hiện cả máy bán hàng tự động.
Trở lại nhận xét của Charlotte Mendelson về nội y thể hiện con người. Thói thường thì khi ta nhìn thấy một cô gái ăn mặc sang trọng với những phụ trang đắt tiền, logic suy luận sẽ là bộ lá nho của cô ấy cũng phải ở mức độ tương xứng. Tức là có thể to tướng và cổ điển (granny panty), bé tý và khêu gợi (Gee-string hay lọt khe), nhưng phải đẹp đẽ và sạch sẽ. Ai kỹ tính hơn nữa thì sẽ yêu cầu là lá nho của nữ chủ nhân cũng phải ăn kiểu với phần nội y của vòng một, không thể bên trên thì đăng ten lụa đen diêm dúa còn bên dưới thì đồ cotton màu cháo lòng. Tin buồn là, khả năng cái lá nho của cô ấy xấu xí, rách, bẩn hoặc quá đát (sử dụng quá 12 tháng), không đúng size rất dễ xảy ra. 

Bạn muốn có thêm một lý do để quẳng đi những cái lá nho xấu xí và cũ kỹ? Rất đơn giản, trưa mai đi ăn hàng quà vặt, hãy để ý đến những cái lưng khi chủ nhân ngồi xổm xuống ghế và cúi người bê bát bún bò…
linhnhizuyl

TÔI ƠI, TÔI KHỜ THẬT

Lắng nghe chiều về, tuổi đôi mươi đâu còn khi tôi bước qua rồi tháng ngày tuổi thơ còn ấm. Vấn vương bao điều chênh vênh thoáng mộng nhiều u sầu. Dù thế, thềm rêu kí ức kia vẫn in đậm đâu đây từng tiếng nấc nghẹn ngào, hanh hao thở dài buốt nhói trong tim. Tôi như kẻ mộng mơ cằn cõi cô độc trên phím đường mộng mị, một bài hát không tên ngân nga những hạnh phúc nghe ư quá đau buồn, thoang thoảng mà vang vọng trong tim.

Âu cũng là duyên số, kiếp phong trần phàm tục… tôi lơ thơ như người say quên lối mà lầm lũi bước đi tìm đường, ngõ cụt trong tận cõi lòng như vỡ vụn từng thăng trầm mòn mỏi cô liêu. Tiếng chim lạc bầy bay về tìm chổ ẩn, tôi nhếch môi cười trên chiếc lá cô đơn vương một dỗi hờn với gió, rã rời từng chiếc rơi rụng xuống mặt phố hiền u ngoan.


Lênh đênh quá!

Những cảm xúc mơ hồ cố vây quanh, tôi bóp nhẹ ngực trái khi bao hoang hải ùa về. Sợ lắm lúc nào đấy dừng lại rất ngỡ ngàng và mọi chuyện lại trở về nơi như chưa bắt đầu, biết đâu khi ấy tôi sẽ bàng hoàng và hoảng loạn mà hóa điên khờ.

Ở nơi xốn xang si mê, tôi lụy mình vào bao cuộc vui mù quán tưởng chừng là mộc mạc vui tươi. Để rồi, chùn lại bước đi tôi biết những gì trải qua là cả khối sai lầm vô thức. Tìm về chốn an yên một phút thôi, lắng đọng trên vai là bao hao gầy bắt đầu trĩu nặng nhiều vấn vương.

Đôi tay đã kiệt quệ… dẫu cuộc đời vẫn còn nhiều chênh vênh, lẫn chốnh chếnh chờ đợi tôi phía trước. Thế mà tôi như kẻ yếu ớt chẳng tìm được đường ra, giữa bao mù lòa vang vọng đáy mênh mang héo úa. Dường như đâu đây, tôi gục xuống một lúc… để trấn an một thứ gì đó gọi là mê man mệt mỏi. 

Nếu chiều có lúc sẽ tàn thì dĩ nhiên đêm cũng về và sẽ đến, sẽ mất thêm một ngày với biết bao vô vị tôi tự nảy mầm ban cho. Không còn lối hẹn ước thề cùng ai đó gọi là yêu thương, cũng chẳng còn lời chào từ biệt với người tôi xem là tri kỉ thân thiết. Vì tôi biết, bấy giờ… lúc nghiêng đêm chỉ mình tôi với chiếc bóng buồn hun hút, phất phới dưới ánh trăng tàn, lúc ẩn lúc hiện hoặc hóa vô thường.


Thật buồn cười, cho tạo hóa bắt đầu lao đao giữa cuộc sống của riêng tôi. Có lẽ… do những định lý vay trả chăng? nên tôi chưa bao giờ oán than hay trách móc dù chỉ nửa lời hờ hợt. Chỉ đôi khi tôi tự nhốt mình vào những lặng thinh, muốn nói nhưng chẳng thể nói thành lời, muốn nấc cũng chưa nấc thành tiếng. 

Bất chợt…

Tôi lại cố níu, có kéo và… đang với lấy gì đó giữa cơn gió tiềm thức trước mặt, với bao bụi bẩn nhẹ nhàng thoáng bay làm cay khóe mi ướt nhạt nhòa – tôi đang cố gắng giữ thứ gì đây trong đó? Cồn cào nơi ấy là thù hình bị bóp méo như co giật, có lẽ đã thả hồn theo những trầm u vật vã. Mà chính tôi, cũng không thể hoặc chưa kịp nhận ra hay nhìn thấy được! Cái cảm giác mênh mang nhiều chớp nhoáng vô hình quá.

Mờ phai mí mắt, tôi dụi nhòa đau thương trên má còn ấm. 

Lùi về vị trí cũ, rồi xác định hướng mông lung trước đó trong tưởng tượng, tôi nhẹ nhàng thấu hiểu bao điều phiền muộn chồng chất. Nếu như… những cảm tưởng tôi đang nghĩ trong đầu sẽ xảy ra, vậy thì thôi cho tôi xin dừng lại và ngừng bước tiếp.


Và… lúc này đây!

Tôi đang chạy trốn những đau thương bi ai sắp đến, tôi nếp mình vào khoảng lặng vô tình? Tôi đang yếu đuối trong cái chính tôi, chỉ vì không dám đối mặt thôi với những điều tôi tin chắc và sẽ diễn ra.

Ừ…

Tôi nhận ra rằng mình đang ngồi một mình trên ghế đá đơn côi, nhìn phía xa ấy mà tự suy diễn thế thôi. Vậy mà… cũng đủ để rùng mình trong cơn nhói buốt tự bản thân tôi đây đặt ra. Dù lúc bấy giờ tôi đã quá đủ những hạnh phúc người khác mang đến. 

Phải chăng!

Tôi đang sợ rằng – một ngày nào đó tôi sẽ mất đi, những gì mình đang có?

Vậy thì… cho tôi xin thà đừng có.

P/s: Vỗ đầu nhẹ tôi tự bảo mình ngốc thật.

– Hì… tôi ơi, tôi “khờ thật” chỉ biết suy diễn những điều tiêu cực.

– Để rồi…

– Tự hạ gục chính bản thân!

Bài trên Yume

CÂU CHUYỆN CỦA CÁNH ĐỒNG

Nghe bà ngoại than ở quê người ta quy hoạch cánh đồng thành các khu công nghiệp, mở đường, cánh đồng nát bươm toàn khói, giá đất lên cao ngất. Chẳng ai thiết gieo trồng gì cứ nhăm nhăm chuyện bán đất, lao xầm xập vào các nhà máy đang cần nhân công.

Cánh đồng giờ buồn lắm. Vẫn bốn làng ôm ấp thảm xanh nhưng mặt nhà ai cũng lạnh nhạt quay ra phố. Ngày còn nhỏ, tôi ở với bà, lối đi học là con đường xuyên qua cánh đồng, gió bay rối tóc, mùi cỏ rạ, lúa ngô ướp vào lồng ngực, thơm lắm, nồng nàn lắm chỉ biết cảm nhận mà không sao tả được. Lúa khoai xanh gối nhau đan xen màu vàng mơ của đậu đỗ sắp đến ngày thu hoạch tạo nên bức hoạ đồng quê thanh thản, gần gũi. Hai bên đê hàng xoan rũ những chùm quả nho nhỏ cho lũ trẻ chọi nhau hoặc chơi ô quan.

Sau này người ta mở rộng trải nhựa con đường, hàng xoan bị hạ đi hết, hương cánh đồng vơi bớt. Đường phẳng lì, xe lăn nhanh không vướng cỏ nhưng lại vướng trong lòng tôi sự trơ trụi như thể ai đó vừa đánh cắp một điều gì quý giá lắm.Cánh đồng đâu chỉ là không gian lao động sinh hoạt của người nông dân mà là không gian của tuổi thơ, nơi cất giữ kí ức đẹp đẽ nhất của đời người.


Người ta đang ngủ quên trên phố đầy khói bụi, bán mua chen lấn và những đồng tiền mướt mồ hôi. Phố nhỏ, phố lớn, nửa phố nửa quê đang ăn mòn cánh đồng biến cánh đồng bao la nắng gió thành cổ tích. Lớn lên tôi về Miền Tây. Mấy mươi năm trước ở miền Tây này giữa lòng các thị xã còn bạt ngàn lau sậy, đước, mắm, dừa nước, ô rô hoang dại cùng đám choại bò miên man lấn cả nhà, cả phố. Đi xa hơn về các tuyến huyện những dãi rừng nhìn mỏi mắt, cánh đồng mênh mông cò bay mấy lần phải tìm chốn nghỉ. Những người đi mở đất bằng mồ hôi, máu và nước mắt của mình cũng không bao giờ trong ý nghĩ rừng sẽ mất, cánh đồng sẽ nhỏ dần, mảnh đất khát và lúa oằn lại úa vàng… Người nông dân say nắng trên mảnh ruộng của mình, chấp chới nhìn thấy cánh cò trắng phía xa rã cánh sa xuống ruộng, đầm lặng thinh không bóng tăm cá…

Cánh đồng miền Tây mơ ước của hàng ngàn di dân từ phía bắc với mơ ước lập nghiệp trên đồng đất “ cò bay thẳng cánh” với đồng lúa trĩu nhánh vàng óng ánh no tròn đầy hạt, niềm vui ngày “ Cúng cơm mới” râm ran lúa thay áo thành hạt gạo trắng ngần, thành chén cơm thơm ngát giờ đang run rẩy những ô, đầm vô tội vạ để nuôi tôm. Nước mặn tràn vào, lúa cô đơn hạt nhẹ bấc chỏng ngọng lên trời. Cánh đồng im lặng, những đôi tay mệt nhoài ôm cả bó lúa lớn chỉ có đôi ba ngọn nặng hạt…. 

Cánh đồng thở dài, lên thành phố thấy lúa thành cây kiểng. Chậu mạ, khay lúa đặt nơi bệ cửa, bàn làm việc hay trên lối đi của khách sạn, nhà hàng. Không hiểu sao thấy tội cho phận lúa muôn đời chung thuỷ vớinông dân được người thành phốlàm thứ mua vui. Tôi chạnh lòng thương cánh đồng Cửu Long Giang ngút ngàn, thương cả cánh đồng be bé của bà tôi bốn làng ôm ấp lấy, thương lời nhắc của mẹ “ Gạo là ngọc, ăn cẩn thận đừng để vãi, dẫm vào tội lắm”…

Ngày ấy chúng tôi cứ tưởng có tội là tội với ông thần Nông nhưng mẹ bảo “ Tội là tội với mồ hôi nước mắt của mình…”. Cánh đồng cưu mang cả đất nước những năm đói kém, đi ra chiến trường để bộ đội ta chắc bụng đáng giặc giỏi, nuôi những đứa trẻ tuổi măng non thành giáo sư, tiến sĩ… Dù giàu trí tưởng tượng đến mấy chắc những người nông dân rặt như bà, như mẹ tôi cũng chẳng thể biết có một ngày lúa thành cây kiểng mà người dùng lúa để trang trí đâu biết được rằng lúa phải mọc trên ruộng, trên đồng mới là lúa, lúa phải đi hết một vòng đời để cho hạt mới gọi là lúa chứ chẳng tội nghiệp, cô đơn như những cụm lúa đang được trưng làm đẹp cả đời không biết trổ đòng đòng.

Xót. Khi sân golf, nhà máy, khu chế xuất lấn cánh đồng. Nhưng vẫn hy vọng khi nghe thời sự đất nước mình còn xuất khẩu gạo… Nhưng ĐBSCL đang bị chia cắt thành những ô nhỏ hẹp. Đành rằng thiên nhiên cực kì sòng phẳng khi đổi cả vụ trồng cấy với cả triệu tấn lương thực để có mùa nước nổi nhưng ở ĐB Bắc Bộ và ĐB Trung Bộ đắp đê biển, đê sông, phù sa không bồi đắp, chưa mưa mặt ruộng trũng hơn cả mặt sông đã ngập thì ĐBCL liệu còn được mấy mùa nước nổi ôn hoà nếu cứ “thái nhỏ đồng bằng”?. Người ta đã nói, đã viết quá nhiều về sự hoán đổi của cây lúa – con tôm ở ĐBCL này. Cánh đồng đang nhỏ hẹp, chuyển màu, gia điệu xanh đang được thay bằng vuông, đầm bạc… Nông dân vẫn thiết tha với đồng ruộng của mình nhưng loay hoay theo nhiều chiều “dịch chuyển kinh tế”.

Đất giật mình trong cơn khát, những ô vuông kì dị hiện ra choáng hết cả cánh đồng, cột khói bạc, bụi đường xô bồ cong cớn phả lên thảm xanh, lúa oằn mình đổ gục, những ngôi nhà nửa quê nửa phố ngạo nghễ mọc lên… Cánh đồng ứa nước mắt bất lực. Đấy là trong giấc mơ đêm qua tôi gặp…

Nguyễn Thị Việt Hà