ĐÂY MỚI LÀ SỰ THẬT VỤ EM CẮT LÌA CHÂN CHỊ

Lời khai của người em nhẫn tâm cắt lìa chân chị ở BV Xanh Pôn

Theo lời khai của Trần Tuấn Cương – là đối tượng cắt lìa chân chị gái ngay giữa bệnh viện Xanh Pôn – thì y thương chị gái, thấy chị đau quá nên “cắt để cho ma quỷ thoát ra theo đường máu để chị đỡ đau”.

Theo đại tá Nguyễn Xuân Đình – Trưởng CA quận Ba Đình (TP.Hà Nội): Tại cơ quan công an, Cương khai do thấy chị hô hét có ma nhập, các cụ kéo đi nên nghĩ có ma thật, bèn cắt chân cho chảy máu để con ma đi theo đường đó ra ngoài. Ngoài ra, qua xét nghiệm tại thời điểm sau khi xảy ra vụ án, Trần Tuấn Cương có dương tính với chất ma tuý. 

Cũng theo đại tá Nguyễn Xuân Đình, qua điều tra ban đầu, gia đình này có 4 anh em; bà Dung là thứ ba, Cương là thứ tư. Bố của bà Dung đã 80 tuổi, mẹ 75 tuổi. Cả hai bố mẹ đều bệnh tật, mẹ cũng mới mổ tim nên gia đình hoàn cảnh khó khăn. Quá trình xác minh thấy gia đình này không có mâu thuẫn, luôn yêu thương, quý mến nhau. Qua kiểm tra, xác định Cương dương tính về ma túy. Còn ma túy có ảnh hưởng đến hành vi cắt chân không thì đang điều tra.

Trong chiều 3.1, Sở Y tế Hà Nội đã họp khẩn với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn về vụ việc trên. Theo báo cáo của BV Đa khoa Xanh Pôn gửi Sở Y tế, khoảng từ 1h30 đến 2h45 ngày 2.1, điều dưỡng trực tại khoa Phẫu thuật thần kinh theo dõi thấy người nhà đang xoa bóp cho bệnh nhân Dung, điều dưỡng hỏi bệnh nhân, bệnh nhân không kêu đau, không phát hiện gì bất thường.

Khoảng 3h30 phút, kíp trực phát hiện người nhà bệnh nhân cắt chân bệnh nhân Dung và lập tức báo bảo vệ, trực lãnh đạo bệnh viện, công an phường. Đồng thời, mọi người tìm cách tiếp cận giải cứu bệnh nhân, song người thanh niên hung hãn, vung dao dọa nạt không cho y, bác sĩ vào cứu bệnh nhân. 

Khoảng 20 phút sau, người thanh niên gây án vứt dao, nằm vật ra đất. Cán bộ y tế đã khẩn trương cấp cứu và đưa bệnh nhân lên phòng mổ. Sau mổ cấp cứu cắt cụt 1/3 dưới đùi phải, bệnh nhân được đưa về hậu phẫu sau mổ tại phòng riêng của khoa Tăng cường ngoại.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an phường Điện Biên đã lập biên bản tại hiện trường, bắt giữ các đối tượng gây án. Theo đề nghị của Công an quận Ba Đình, BV Xanh Pôn đã làm xét nghiệm nhanh với đối tượng gây án, kết quả dương tính với ma túy (amphetamin).

Trước đó – vào khoảng 3h ngày 2.1, Trần Tuấn Cương (SN 1971) đã dùng dao gọt hoa quả cắt lìa chân của chị gái mình là bà Trần Thanh Dung. Do thấy Cương cầm dao nên mọi người trong phòng bệnh không dám lao vào can, chỉ biết chạy đi báo bảo vệ và công an. 

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng bảo vệ và Công an phường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, TP.Hà Nội) đã có mặt tại hiện trường, khống chế Cương đưa về cơ quan công an để làm rõ. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan CA tiếp tục điều tra.

Theo Lao Động

CHUYÊN GIA CARL THAYER NHẬN ĐỊNH VỀ TÀU NGẦM VIỆT NAM

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên Online ngày 3.1, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định nếu xung đột xảy ra, Việt Nam với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại sẽ khiến kẻ địch phải gánh chịu tổn thất nặng nề.

– Sức mạnh hải quân Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào khi có tàu ngầm lớp Kilo?

– Giáo sư Carl Thayer: Việc Việt Nam nhận tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga cho thấy đây là một bước tiến lớn trong khả năng phòng vệ của Việt Nam.

Khi tổng cộng 6 tàu ngầm Kilo được đưa vào hoạt động, Việt Nam sẽ có đầy đủ khả năng chống tiếp cận/từ chối xâm nhập (A2/AD).

Và bất kỳ quốc gia nào định dùng sức mạnh hải quân để “cưỡng bức” Việt Nam cũng sẽ phải dè chừng đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam.

– Các chuyên gia quốc phòng đánh giá tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam “lợi hại” hơn của Trung Quốc. Ông có nhận định gì về đánh giá này?

– Các chuyên gia hải quân đã đánh giá tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam là lớp tàu ngầm Kilo hiện đại nhất.
Giáo sư Carl Thayer là một chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, từng có nhiều bài viết về Việt Nam.

Tất cả công nghệ, bao gồm cả hệ thống vũ khí của tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hoàn toàn hiện đại hơn của Trung Quốc.

Trung Quốc được cho là định sắm tàu ngầm lớp Kilo hiện đại so với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo hiện nay của nước này. Bắc Kinh cũng đang nghiên cứu đóng các tàu ngầm hạt nhân nội địa.

Nhưng một khi Việt Nam có đủ 6 tàu ngầm lớp Kilo, các tàu chiến của Trung Quốc cũng sẽ phải chật vật phát triển năng lực chống tàu ngầm để phòng vệ.

– Với đội tàu ngầm lớp Kilo, liệu rằng Hải quân Việt Nam có đủ sức mạnh để chống lại những mối đe dọa ở biển Đông hoặc nếu xung đột khu vực xảy ra?

– Với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, kẻ địch sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nếu tấn công Việt Nam.

Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có thể phóng ngư lôi, thả thủy lôi hoặc bắn tên lửa hành trình chống hạm khi đang lặn sâu dưới nước.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có thể bắn các tên lửa hành trình đánh trúng các mục tiêu trên đất liền…

Nóng: ĐÃ TÌM RA SỰ THẬT VỤ CON CẮT CHÂN MẸ Ở BV XANH PÔN

PetroTimes – Phóng viên PetroTimes trao đổi với Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an TP Hà Nội.

Đại tá Nguyễn Xuân Đình, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình, Hà Nội.
Ông Giáp cho biết: Đúng là có vụ việc như vậy nhưng người con gái của nạn nhân không tham gia vào hành động dã man như nhiều thông tin đã đưa.

Nguyên nhân vụ việc được xác định: Bà T.T.T.D (SN 1967), đang điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn, sáng sớm ngày 02/01/2014 tại phòng hồi sức, bà lên cơn động kinh. Có mặt tại bệnh viện lúc này để chăm sóc bà D là con gái tên Trần Thanh Vân, sinh năm 90 vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương và em trai bà là Trần Tuấn Khương.

Khi bà lên cơn co giật, người con gái đã ôm lấy mẹ và cho tay vào miệng mẹ để tránh cho bà không bị cắn vào lưỡi.

Người con gái yêu cầu cậu mình giữ chân mẹ và đặt vào khe giường cho đỡ vật lộn. Sau một lúc ngủ thiếp đi, cô nhìn xuống thì thấy người cậu vừa nhét chân mẹ, vừa lấy dao gọt hoa quả gọt chân bà D.

Hằng đã hét lên và kêu cứu những người xung quanh.

Được biết, Công an Hà Nội đã phát hiện ra trong người Trần Tuấn Khương có chất ma túy. Khương vốn là đối tượng chơi bời.

Đại tá Dương Văn Giáp cho PetroTimes biết: Công an Hà Nội đã bắt khẩn cấp đối tượng Trần Tuấn Khương.

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên PetroTimes, Đại tá Nguyễn Xuân Đình, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết thêm: Khương khai rằng, trước đây, đã từng nghe chị gái nói về việc bị ma quỷ ám, hành hạ, như có con gì bò ở trong người. Nên khi chị gái kêu đau đớn, Khương đã nói với Vân “Đưa cho cậu con dao gọt hoa quả”.

Khi Vân mệt quá, ngủ thiếp đi thì Khương đã ngồi cắt chân chị D với suy nghĩ: Để cho ma quỷ và các con vật trong người chị D bò ra ngoài cùng với máu.

Đại tá Nguyễn Xuân Đình đánh giá: Đây là hành động mê tín dị đoan thái quá. Tuy nhiên, chân tay của chị D không bị cắt rời như một số trang tin đã đưa. Chị D chỉ bị một vết thương lớn ở chân và đang trong quá trình điều trị tích cực.

Ông cũng cho biết: Không hiểu vì sao lại có những hình ảnh chân bị cắt cụt đăng tải trên một vài trang tin.

Nhóm phóng viên PetroTimes

Về thông tin kinh hãi "CON CẮT CHÂN MẸ TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN"

PetroTimes – Xác nhận với phóng viên PetroTimes lúc 11h trưa 3/1/2013, Trưởng công an phường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: Một số tờ báo, trang tin đã đưa không hoàn toàn đúng sự thật.

Bức ảnh đăng kèm theo bài viết trên một trang tin điện tử.
Trước đó, một số trang điện tử đã đưa một thông tin về vụ việc rùng rợn ở Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội: Con gái và cậu ruột vào tận phòng bệnh cắt chân người mẹ đang điều trị ở đây.

Thông tin đưa là: Nạn nhân là bà T.T.T.D (SN 1967), bệnh nhân u não đang nằm điều trị tại Khoa sọ não 2. Bà bị chính con đẻ và em ruột mình dùng con dao gọt hoa quả cắt lìa bàn chân và hì hụi cắt đầu gối, đút chân còn lại vào khe giường bệnh ra sức bẻ.

Vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 02/01/2014 tại phòng hồi sức (khu điều trị bệnh nhân nặng), Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội.

Trang tin này còn cho biết thêm: Lực lượng công an phường Điện Biên Phủ đã có mặt tại bệnh viện để bắt giữ 2 kẻ man rợ.

Trưởng Công an phường Điện Biên Phủ đã phủ nhận thông tin vụ việc với phóng viên PetroTimes. Ông cho biết thêm: Hiện gia đình bệnh nhân được nêu tại bệnh viện đã in các bài viết này để kiện các tờ báo đưa tin sai sự thật.

Phóng viên PetroTimes đang liên hệ với các cơ quan chức năng và có mặt tại Bệnh viện Xanh Pôn – chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về vụ việc!

Lúc 11h40: Phóng viên PetroTimes có được thông tin từ Bệnh viện Xanh Pôn. Bà Phạm Thị Hải Yến – Phó trưởng phòng Tổ chức Hành chính Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Hiện bệnh viện không thể cung cấp thông tin cho báo chí và không có phát ngôn nào về vụ việc.

Các phóng viên cũng không được phép vào Bệnh viện Xanh Pôn lúc này.

Lúc 11h50: Phóng viên PetroTimes xác minh qua Công an quận Ba Đình thì được biết: Vụ việc đã được chuyển lên các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội. 2 đối tượng đang bị tạm giữ là: Trần Thanh Duy, ở Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội và một phụ nữ tên là Hằng, sinh năm 90 vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.

Lúc 12h: Thông tin PetroTimes nhận được từ một số nguồn không chính thức thì 2 đối tượng trên khi vào Bệnh viện Xanh Pôn đã ở trong tình trạng “ngáo đá”. Khi bị bắt về Công an phường Điện Biên Phủ, cả 2 vẫn còn ở trong tình trạng này.

Với thông tin thu thập được từ các cánh phóng viên, Ban biên tập PetroTimes nhận định: Có khả năng, vụ việc này là có thật. Tuy nhiên, thông tin chi tiết và mức độ nghiêm trọng thì chưa được rõ!

Chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập thông tin! Độc giả ấn phím F5 để được cập nhật!

Nhóm phóng viên PetroTimes

ZIỆN SỸ

LâmTrực@

Mùa đông năm nay lạc lõng, tởm lợm. Cả tuần này lạnh đến kinh người, đường xá hanh nồng bụi bặm. Quần áo hôi xì, khó mà ngủ được. Khuya có thằng em tên Rắm (Mình gọi hắn là Rắm vì tên của hắn thối như rắm) đến chơi cùng băng ghi âm bí mật buổi nói chuyện với Ziện Sỹ, hắn cho mình nghe. Câu được câu chăng, đại loại thế này.

Rắm: Này Ziện Sỹ, mày tiến sĩ Háng Nôm phải không?

Ziện Sỹ: Riêng anh em nói thật, em làm viện Háng Nôm, chân phó thủ thư thôi. Trông nhà sách í, anh hiểu không? Chứ Nôm với Háng em biết chữ chó nào đâu. Nhưng em là tiến sĩ thật, nhưng mà là về…ca trù. Đúng ra người ta phải gọi em là Tiến sĩ ca trù mới phải. Chứ gọi Háng Nôm là sai. Nhưng thấy oai và sang nên em… kệ. Ấy thế mà em lừa được khối thằng đấy. Kê cả bọn văn sỹ hải ngoại đấy. Này chuyện này anh giữ kín cho em nhé. Đó là cần câu, là cơm áo gạo tiền cả đấy ạ.

Rắm: Mày cũng láu cá gớm nhẩy?

Ziện Sỹ: Không láu cá thì cạp đất mà ăn hở anh. Cơ mà sao anh lại bảo em thế?

Rắm: Ô hô, mày cũng giống Ngọc Trinh vụ cởi truồng nhỉ. Thì mày tự nhận đấy thôi. Là tao còn chưa kể cái vụ nhà Vượn tít mạn Thuốc Lào xa xôi. Kiếm khá hả?

Ziện Sỹ: Được dăm trăm nhưng em chuyển hết cho nó rồi. Thăn lại được ít. Đếch giây với bọn bần nông được đâu anh ạ. Lúc cần thì chúng nó ỉ ôi, lặn lội. Xong phát là giở mặt, đấm bòi vào sóng ngay. Em là em cạch.

Rắm: Mày vừa được tiếng, lại được miếng, sao lại cạch?

Ziện Sỹ: Nói anh bỏ quá, không bõ chua mép. Em màu mè tí thôi, kiếm chỗ khác?

Rắm: Chỗ nào? Ấy đấy, nghe mày nói bậy tao lên mẹ cơn theo.

Ziện Sỹ: Thì chỗ này chỗ nọ. Mỗi nơi tí. Dưng mà thôi, đếch kể anh đâu. Mất mối em làm ăn.

Rắm: Tao cũng chả thèm biết. Nhưng tao lạ chó gì. Nghe nói mày có cái cờ lốc khủng lắm hả?

Ziện: Em đóng mẹ nó rồi (Giờ có cái khác roài). Chúng ép quá. Tự tay em đóng đấy, nếu để thì lắm chuyện lắm.

Rắm: Bọn nào mà ghê thế? Bịt mồm thì mày kêu và đớp bằng cái gì?

Ziện Sỹ: Bọn thanh tra sở Pho Ti. Chúng vừa kêu em lên hôm nọ làm việc. Cũng vãi đái ra anh ạ. Rủ cả thằng bạn già Đực Hiến mới thằng bạn nhỡ Huy Xón mà vưỡn run.

Rắm: Thảo nào tao thấy chúng ầm ĩ lên ở trên í. Lại bài cào ba ba ăn vạ hở? Bôi thuốc đỏ để điểm trang phải không?

Ziện Sỹ: Đâu anh. Em làm việc, kí tá biên bản đàng hoàng mà. Hai thằng kia em kéo đi cho đỡ run thôi chứ thực ra bọn Pho Ti không mời chúng. Thằng Huy Xón đuổi cái cúp đuôi về ngay. Mỗi thằng Đực Hiến ở lại. Lúc đó em vào trong làm việc. Chả biết nó làm gì ở ngoải.

Rắm: Hehe, ngoải cái mả bố mày. Giọng thì ngọng níu ngọng nô nại còn bày đặt…ở ngoải. Thằng bạn mày ở ngoài nó quậy. Mày biết không?

Ziện Sỹ: Lúc xong việc ra em mới biết. Em sợ nên chuồn luôn. Kệ mẹ nó. Nó già mà ngu, cho nó chết.

Rắm: Thằng í đàn ông mà lại giở trò cào ba ba ăn vạ cả đêm trên í. Khiếp, làm cho bọn Pho Ti mới lại Thổ Ti phát khổ. Vửa ăn vạ, đạp phá còn la làng. Như thằng Chí Phèo. Mày tiến sĩ đéo gì mà có bạn bè khiếp thế?

Ziện Sỹ: Thì anh bảo em tuy to xác nhưng lại gan muỗi nên phải dựa chúng chứ. Cho chúng gánh vạ đỡ cho em cũng hay. Mấy lại thằng đó cũng lỳ đòn như chí phèo ấy. Em nghĩ bọn nào cũng không dám sờ vào nó nên mang nó theo. Kể cũng tội. Đêm về em nằm ở nhà, mà nó cứ gào ngoài đó. Mẹ, phải công nhận là nó già mà khỏe thật, gào cả ngày mà không biết mệt.

Rắm: A, mày vừa láu cá mà còn khốn nạn phết nhẩy?

Ziện Sỹ: Anh cứ đổ oan em. Thời buổi quan thì hư, dân thì hỏng này không thế có mà chết. vợ con em ăn gì?

Rắm: Thế mày thuộc dạng đếch nào?

Ziện Sỹ: Em đầu cơ tí chính trị và buôn bán tí tình người thôi anh.

Rắm: Ngữ lợn như mày mà ăn nói khôn nhỉ. Nhưng tao nói thật, mày là loại tâm thần chính trị và ăn mày tình thương. Một dạng quái thai, chuối cả nải.

Ziện Sỹ: Nặng lời với em thế. Ấy đấy, đài quốc tế lại gọi điện phỏng vấn em đây này.

Rắm: Mày nghe đi.

Ziện Sỹ: A lô, vâng, tôi đây. À, việc của Đực Hiến bạn tôi hả? Tôi không có bình luận gì đâu nhá. Các anh cứ hỏi thẳng nó ấy. Hỏi rồi hả? Nhưng bảo đau không nói được à? Đau chân chứ có đau mồm đâu. À vâng, bình thường nó nói khỏe lắm. Già tí thôi nhưng còn rất khỏe, thưa các anh. Thôi nhé, tôi đang bận. Lúc khác nhé.

Rắm: Mọi khi mày giả nhời băm bổ lắm cơ mà?

Ziện Sỹ: Em sai rồi anh ạ. Em còn vợ, còn con. Còn canh nhà sách mới tế ca trù. Em chả dại.

Rắm: Khôn được ba bảy hăm mốt ngày không?

Ziện Sỹ: Đứa nào ngu mặc mẹ nó. Em xong việc em rồi. Em thôi.

Rắm: Mày cũng là loại qua cầu rút ván, đấm bòi vào sóng ghê nhỉ?

Ziện Sỹ: Vì em thấy lo quá anh ạ. Bởi cây cầu và con sóng kia không biết đưa em về đâu?

Rắm: Mày ngu hay giả vờ không biết. Vào nhà đá chứ về đếch đâu.

Ziện Sỹ: Đến thế cơ ạ. Anh ơi, cíu em.

Rắm: Tao không phải là thánh, nhá. Gọi bọn bần nông Văn Vượn, Văn Giang, Dương Nội nó cíu, nhá. Cả thằng Chí Phèo Đực Hiến nữa. Gọi nốt cả Tây Tầu vào cho đông. Hội Bờ Hồ nữa…Mày ghê lắm cơ mà.

Ziện Sỹ: Oai ảo thôi anh ơi. Ối anh ơi…

Rắm: Tao chết đếch đâu mà mày khóc to như đám ma đại cố thế. Nhưng thôi, nghĩ cũng thương mày, tao bày cho cách mà tự cíu mình.

Ziện Sỹ: Anh nói mau đi. Em đội ơn anh.

Rắm: Cách của tao là: chỉ tự mày mới cíu được mày thôi. Còn làm như thế nào mày tự biết.

Ziện Sỹ: Anh nói như c em í. Mất công nãy giờ thành khẩn khóc lóc ỉ ôi. Cút mẹ anh đi. Tôi đi ăn vạ chỗ khác vậy.

Rắm: Tiên sư bố thằng mất dậy.

Ziện Sỹ: A, anh bảo em mất dạy à? Em là Tiến sỹ Háng Nôm đấy.

Rắm: Mày nói đúng đấy, nhưng giờ mày mất dạy rồi em ạ.

Bài ăn mày dĩ vãng @lão thối bốt cho anh em hoài cổ. À mà bây giờ thằng Đực Hiến vừa được thăng chức Chủ tịt hội dân oan, sẽ có bài cho thằng rồ này.

HIẾP DÂM NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH – SẼ CÓ ÁN LỆ?

Khoai@

Liên quan đến chủ đề “phụ nữ có thể phạm tội hiếp dâm hay không”, Khoai@ post entry này để anh em thảo luận. Đây là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa có án lệ.

Gần đây nhiều luật gia của Việt Nam và một số thẩm phán của TANDTC thể hiện các quan điểm khác nhau liên quan đến việc TAND tỉnh Quảng Bình sẽ xử lý như thế nào đối với vụ án “Hiếp dâm người nam giới đã chuyển đổi giới tính”. 

Khái quát sự việc vụ án cho thấy: vào đêm ngày 07/4/2010, Nguyễn Văn Tính và những người bạn của anh ta (tất cả đều là nam giới đã thực hiện hành vi hiếp một phụ nữ tên là Y (tên nạn nhân đã thay đổi). Nguyễn Văn Tính và đồng bọn đã bị cơ quan điều tra tỉnh Quảng Bình xét hỏi. Tính và đồng bọn đã thừa nhận hành vi hiếp chị Y. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã thông báo chị Y không thực sự là phụ nữ bởi vì chị Y có chứng minh thư ghi giới tính “nam giới”. 

Chị Y trước đây là nam giới. Nhưng Y đã tự nhận thấy có giới tính nữ nên đã quyết định phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Mặc dù có ngoại hình là nữ giới, nhưng hiện nay Y vẫn có Giấy chứng minh thư với giới tính xác định là nam giới. Vụ án đã gây tranh cãi, liệu Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Bình có quyết định khởi tố vụ án không. Và khi vụ án được đưa ra xét xử thì TAND tỉnh Quảng Bình sẽ xử lý như thế nào. 

Thực tiễn pháp luật ở Việt Nam chưa từng có vụ việc “hiếp dâm người chuyển giới” như vụ án ở Quảng Bình. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Bình quyết định đình chỉ điều tra vụ án vì lý do nạn nhân của tội Hiếp dâm (theo điều 111- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999) theo quan niệm phải là nữ giới. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình vẫn chưa xét xử vụ án này bởi quá trình tố tụng của vụ án đã bị đình chỉ. 

Vụ án này đã làm phát sinh tranh luận về cách hiểu Điều 111, Bộ luật Hình sự năm 1999 với nhiều cách khác nhau. Trong vụ án này, giả sử TAND tỉnh Quảng Bình xét xử Nguyễn Văn Tính và đồng bọn và Toà ra quyết định họ phạm tội “hiếp dâm” theo Điều 111, Bộ luật Hình sự năm 1999, thì vụ án này được coi là một án lệ điển hình trong luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội phạm hiếp dâm. Bởi vì cho đến nay chưa có Toà án nào của Việt Nam xử lý vụ án hiếp dâm mà nạn nhân là người chuyển đổi giới tính. Giả sử vụ án được xét lại bởi Hội đồng thẩm phán hay Toà phúc thẩm của TANDTC. Nếu TANDTC khẳng định trong quyết định của mình là TAND tỉnh Quảng Bình áp dụng đúng Điều 111. Bộ luật Hình sự năm 1999, thì trường hợp này TANDTC đã khẳng định án lệ của Toà án cấp dưới. 

Nếu án lệ này xảy ra trong thực tiễn, thì Quốc hội sẽ không cần phải sửa đổi Điều 111 của Bộ luật Hình sự năm 1999 để quy định cả nam giới và nữ giới đều có thể là nạn nhân của tội “hiếp dâm”.
————————–

Nội dung của bài được trích từ cuốn sách “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Nam và các báo mạng mô tả sự vụ.

NGUYÊN BÍ THƯ THỪA THIÊN HUẾ – HUẾ BỊ XEM XÉT HỦY DANH HIỆU ANH HÙNG LLVTND

Dân Việt – Ban Bí thư chỉ đạo Ban Thi đua – Khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng.

Việc khai man thành tích của ông Hồ Xuân Mãn khiến hàng loạt cựu chiến binh từng sống và chiến đấu cùng thời với ông này bức xúc. 

Ngày 2.1, ông Lê Hồng Liêm – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư – đã dẫn đoàn công tác của cơ quan này làm việc với một số cựu chiến binh đứng đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế – khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND).

Tại buổi làm việc, ông Liêm cho biết, đoàn công tác được Ban Bí thư ủy quyền đến làm việc với các cựu chiến binh để thông báo kết luận của Ban Bí thư về việc các cựu chiến binh tố cáo ông Mãn.

Theo ông Liêm, sau quá trình thẩm tra, xác minh đơn tố cáo, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư xét thấy trong 17 thành tích ông Mãn báo cáo chỉ có 2 thành tích là đúng thực tế. Trong số 2 thành tích ông Mãn khai đúng thì có một thành tích gây ra hậu quả xấu.

Theo đó, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Thi đua – Khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Mãn theo đúng quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng. 

Ban Bí thư cũng yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét tặng danh hiệu trên cho ông Mãn.

Theo ông Liêm, căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm và điều kiện sức khỏe hiện nay của ông Mãn, Ban Bí thư đồng ý chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Cụ thể, theo kết luận của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung, hiện ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo, nên chưa xem xét kỷ luật.

Cũng theo ông Liêm, quá trình, tiến trình thẩm định hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND của ông Mãn đã được thẩm tra từ tỉnh đội, huyện đội, cho đến Tổng cục Chính trị, Quân khu 4, các ban Đảng… 

Tuy nhiên, do nhiều cơ quan chỉ dựa vào xác nhận của Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thời kỳ đó về thành tích của ông Mãn khi xem xét hồ sơ, trong khi xác nhận này là sai quy trình, nên dẫn đến sai sót. Việc các cơ quan trên không đi thẩm tra mà chỉ dựa vào xác nhận của Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thời kỳ đó là thực hiện không đúng quy định.

An Sơn

GỌI TÔI LÀ "ÔNG TRÙM BÁO LÁ CẢI" THÌ KINH QUÁ

SohaNews: Nguyễn Quang Thiều.

Lá cải, bản thân nó không phải cái xấu, nó chỉ mang đến thông tin bình dân nhất với muôn vẻ đời sống tới bạn đọc. Nhưng chúng ta đã nhìn nhận nó một cách lẫn lộn.

Thành danh cả trong lĩnh vực văn chương lẫn báo chí, là bố của hai con đều là du học sinh Mỹ, nhưng Nguyễn Quang Thiều chỉ đợi nghỉ hưu là xếp đồ đạc về quê.

Anh tự nhận: Tôi sống ở đây nhưng linh hồn ở lại quê nhà. Và cũng chính anh khi nghe mẹ bảo “con đã thành công” là biết cuộc đời mình coi như không còn gì lo lắng nữa. Anh không chờ đợi những “huân chương” của cuộc đời.

Tôi gặp Nguyễn Quang Thiều vào cuối thu. Cuộc trò chuyện với anh bao giờ cũng kéo dài, vì những điều anh chia sẻ, khi nào cũng khiến người đối diện có thể trào nước mắt. Không phải anh kể chuyện ai đó đau khổ, cũng không phải ngạc nhiên về những phận đời anh cần mẫn gặp trong suốt bao năm. Mà đơn giản, người ta luôn nhận thấy ở những điều anh chia sẻ sự chân thành từ máu thịt. Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài từ sự tiếc nuối đến chuyện… bà Tưng, nhưng cuối cùng vẫn về với làng Chùa và những mùa đổ dế.

Có một kẻ rời bỏ thành phố là tựa cuốn tiểu luận mới nhất của Nguyễn Quang Thiều. Tôi chưa gặp một người nào ít tình cảm với đô thị như anh. Nhưng lại bất ngờ vì biết hai con anh đều đang ở Mỹ.

Tôi luôn hỏi anh trong mỗi dịp gặp gỡ rằng: Sao anh tiếc nuối nhiều điều thế? Và cuộc gặp này, anh giúp tôi lý giải một phần nào.

Thành phố chỉ là nơi tôi kéo thể xác mình đi qua

Đọc về anh nhiều, cả thơ và văn xuôi, tôi nhận thấy, trong anh có nhiều nỗi tiếc nuối, những nuối tiếc ấy luôn gắn với kỷ niệm đẹp đẽ về Làng Chùa (Hà Tây cũ), nơi anh được sinh ra.

Đúng là trong tôi có nhiều tiếc nuối, nhiều nỗi buồn. Tôi buồn vì vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên, đời sống tinh thần và văn hóa con người đang bị chủ nghĩa vật chất xâm thực. Tôi lấy làng quê để nói về nỗi niềm ấy, vì đô thị chúng ta ít điều để nói. Đô thị ở ta với tôi nó vô cảm lắm.

Ở đô thị, chúng ta có những ngôi nhà cao tầng, thậm chí các căn biệt thự. Con người bên trong đó mang nhiều đặc tính từ các vùng quê cộng vào. Trong đó có rất nhiều điều tuyệt vời của những người thôn quê nhưng cũng có nhiều hạn chế cản trở sự phát triển đi đến một đô thị văn minh. Cái tôi kêu lên, cái tôi viết là vẻ đẹp của đời sống đang mất dần đi.

Sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 18 tuổi, anh chọn nơi này vì lý do gì?

Vì sự mưu sinh. Thêm nữa, khi mình đã ở đó có nghĩa mình đã thò tay vào nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để cải tạo thành phố.

Ở Hà Nội, anh đang sống trong một căn nhà thế nào?

Tôi sống trong một căn tập thể rất nhỏ, coi nó như chốn có thể trở về ở tránh mưa, tránh nắng. Còn linh hồn và tinh thần tôi trú ngụ ở làng quê. Thành phố chỉ là nơi tôi kéo thể xác mình đi qua mà thôi.

Tôi vẫn giữ lại căn nhà ở Làng Chùa quê tôi, căn nhà ông nội đã xây cách đây 100 năm và không thay đổi gì cả. Mặc dù tôi có nhiều áp lực phải xây dựng một ngôi nhà mới khang trang hơn. Nhưng tôi vẫn để lại tất cả: một căn nhà với những hàng cau, những cây mận đến mùa trổ hoa, những hàng dâm bụt. Đến bây giờ, những người từng bắt tôi xây nhà tầng khang trang, họ trở về và thấy nó lúc này thật đẹp. Vẻ đẹp văn hóa sẽ không bao giờ chết đi và không có thời gian tính. Vẻ đẹp trong nguồn cội không có thời gian tính, chỉ có cái gì chạy theo mốt, theo trào lưu mới bị thời gian nghiền nát.

Bao lâu anh lại về quê?

Cứ hai tuần tôi lại về quê. Ở đó tôi vẫn còn những điều tuyệt vời: làng xóm, họ hàng, anh em.

Đề cao về văn hóa cội nguồn nhưng hai con của anh đều đang học ở Mỹ. Anh có giấc mơ nào gửi gắm ở con mình không?

Các bạn đang nhìn nước Mỹ ở New York, ở Chicago mà không nhìn nước Mỹ trong tổng thể của nó. Nước Mỹ, đô thị ở đó đích thực là một đô thị, nông thôn là nông thôn như nhiều nước châu Âu khác. Tôi đã đi các nước phát triển, đến Mỹ và tôi thực sự xúc động khi thấy họ bảo vệ cái cây, con chim như bảo vệ con người. Nông thôn với họ không phải là sự lạc hậu mà là những gì trước đó hàng trăm năm hoặc ngàn năm được tạo dựng ra bởi sự tranh đấu, ước mơ, học hỏi, tích lũy và nó ngưng đọng lại thành trí tuệ, văn hóa.

Các con tôi học ở Mỹ, chúng khiến tôi hạnh phúc. Vì chúng đã biết chăm sóc một cái cây, biết bắt đầu lo lắng cho một người già, có trách nhiệm với một nguồn nước ô nhiễm.

Đọc thêm »

BỨC ẢNH PHẢN CẢM CÓ THẬT ĐƯỢC CHỤP Ở VIỆT NAM?

Bài của Hiệu Minh: Bức ảnh phản cảm có thật được chụp tại Việt Nam?

Bức ảnh phản cảm. Ảnh: TPO

Thông điệp ngắn là: Check and Balance – Hãy Kiểm chứng và Cân bằng.

Hiệu Minh blog ít khi bàn đến chuyện lộ hàng, phản cảm. Nhưng có bạn email nhờ bình về bức ảnh 1 cô gái khoảng hơn 20 tuổi, mặc váy ngắn, miệng cười rất tươi nhưng đứng tạo dáng phản cảm trên bức tượng một vị tiền nhân 1 tay cầm sách, 1 tay cầm ly trà.

Báo TPO, VNE, Dân Trí và nhiều blog, facebook… thi nhau đăng lại với comment lên án cô gái và hành động phản cảm trên.

Tôi chỉ lưu ý bạn đọc hãy nhìn kỹ bức ảnh, cái chùa có dáng vẻ Trung Quốc, Triều Tiên gì đó. Ngói ống ít khi dùng trong chùa Việt Nam, bức tượng dường như làm bằng đồng, khá công phu, tôi thấy chùa VN ít có tượng đồng để ngoài trời.

Thêm vào đó, phía bên phải ảnh có hòn đá cảnh, nhô ra một chữ nho (trung – 中 viết theo mẫu thảo? – nhờ bác nào biết tiếng Hán xem hộ ) hơi mầu xanh. Chữ mầu xanh thì người Hoa hay dùng, người Việt thiên về mầu đỏ hay vàng. Khung cảnh tịch mịch, giống với chùa Trung Quốc hay nước nào đó hơn là VN.

Thêm nữa, cô gái với áo đỏ, túi đỏ, tóc đuôi gà vắt vẻo, không giống với giới teen VN hiện nay lắm. Cái túi trông khá sang trọng, đôi ủng cũng thế, các bạn nữ thử đoán xem là hàng hiệu gì.

Tôi đi xa VN lâu nên có thể không biết hết kiểu ăn mặc các bạn trẻ VN hiện nay, và chùa VN cũng không biết nhiều.

Nhưng thông điệp của tôi là, bạn hãy cẩn thận với những bức ảnh hay thông tin trôi nổi kiểu này trên internet. Hãy kiểm chứng trước khi ném đá. Check and Balance, please.

Một ảnh hay một thông tin xác thực cần hội tụ đủ 5 chữ W (Five Ws), mà các nhà báo chuyên nghiệp cần nắm vững.

Who is it about? Ai, nói về ai

What happened? Cái gì đã xảy ra

When did it take place? Xảy ra khi nào

Where did it take place? Ở đâu

Why did it happen? Tại sao

Ngoài ra còn có chữ How (làm thế nào) cũng thuộc vào câu hỏi mà nhà báo cần trả lời khi viết tin. Giới blogger cần học kỹ những nguyên tắc vàng trên.

Các bạn tìm ra được cái chùa này ở VN và cô gái này là người Việt thì hãy nên phản hồi. Tất nhiên, nếu là cô gái nước ngoài cũng xứng đáng nhận một rổ đá.

Chúc các bạn đón năm mới vui.

HM 1-1-2014

Bức ảnh này được cho là có nguồn gốc từ trang mạng TQ. Nhưng đã bị cắt mất chữ TRUNG.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Quí cho biết trong phần comment. Đây là bài học cho giới cầm bút.

POLPOT VÀ BÈ LŨ TRỞ THÀNH KẺ PHẢN BỘI NHƯ THẾ NÀO?

Polpot và bè lũ trở thành kẻ phản bội như thế nào?

Tháng 2-1963, tại đại hội của Đảng Công nhân Cam-pu-chia, Pôn Pốt được chọn kế vị đồng chí Tu Sa-mút, đã bị sát hại trước đó, trở thành Tổng Bí thư của đảng. Việc tiếm quyền của Pôn Pốt hoàn tất.Thế kỷ 20 đã chứng kiến một sự kiện nhân đạo và chính nghĩa hiếm có: Quân đội và nhân dân Việt Nam cứu nhân dân Cam-pu-chia anh em thoát khỏi họa diệt chủng, thực hiện hồi sinh một dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện ý nghĩa này, xin giới thiệu loạt bài của Đại tá Lê Liên, là một cựu chuyên gia Quân tình nguyện Việt Nam tham gia giúp đỡ Cam-pu-chia, để độc giả có cái nhìn chân thực về ngày 7-1-1979.

Những kẻ phản bội

Tháng 2-1963, tại đại hội lần thứ hai của Đảng Công nhân Cam-pu-chia (trước tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia), Pôn Pốt được chọn kế vị đồng chí Tu Sa-mút, đã bị sát hại trước đó, trở thành Tổng Bí thư của đảng. Từ đây, việc tiếm quyền trong đảng của Pôn Pốt hoàn tất. Tháng 7-1963, Pôn Pốt và hầu hết thành viên ủy ban trung ương rời Phnôm Pênh để thành lập một căn cứ tại tỉnh Ra-ta-na-ki-ri phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Pôn Pốt và đồng bọn trưởng thành từ nhóm sinh viên tại Pa-ri nắm quyền kiểm soát Trung ương đảng, loại bỏ các cựu binh lớn tuổi, những người tích cực ủng hộ sự nghiệp cách mạng ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương. Tháng 9-1966, chúng bí mật đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Cam-pu-chia, những đảng viên cấp thấp của đảng không được thông báo về điều này và các đảng viên cũng không biết cho tới nhiều năm sau. Trong rừng rậm Cam-pu-chia, chúng bắt đầu thực hiện những mưu đồ mang nặng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan.

Quyền lực tối cao trong tập đoàn phản động ở Cam-pu-chia tập trung hầu hết vào 5 tên: "anh Cả" Pôn Pốt (Sa-lốt Sa), Tổng Bí thư từ năm 1963 tới khi chết; "anh Hai" Nuôn Chia (Long Bun-ruốt), "cánh tay phải" của Pôn Pốt; "anh Ba" Iêng Xa-ri, anh em đồng hao của Pôn Pốt; “anh Tư" Khiêu Xam-phon; "anh Năm" Tà Mốc (Chờ-hít Chờ-hun).
Pôn Pốt sinh năm 1928 tại tỉnh Kông-pông Thom. Năm 1953, y tham gia Mặt trận Việt Minh, nhưng không chú trọng đến công việc chung, chỉ mưu đồ chia rẽ nội bộ, tranh quyền lãnh đạo trong Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia. Ngày 17-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc ở Cam-pu-chia. Tập đoàn phản động do Pôn Pốt đứng đầu lập nên nhà nước Cam-pu-chia Dân chủ. Ngày 20-5-1975, Thường vụ Trung ương đảng Pôn Pốt họp quyết định 3 chủ trương lớn: Làm trong sạch nội bộ nhân dân; xác định Việt Nam là kẻ thù số 1, là kẻ thù truyền kiếp; xây dựng xã hội mới của Cam-pu-chia không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo… Ngày 1-2-1978, y nói rõ trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng của y: “Chiến tranh giữa ta và Việt Nam là lâu dài, có tính chất gặm nhấm, ta không đánh nó trước thì sẽ không thắng… Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10-15-20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Cam-pu-chia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam. Phải đưa chiến tranh sang đất nó”.

Nuôn Chia sinh năm 1926 tại tỉnh Bát-tam-bang, là một người gốc Hoa. Khi tập đoàn Pôn Pốt thành lập Cam-pu-chia Dân chủ, y được người Cam-pu-chia biết đến với tên gọi "anh Hai", “nhà tư tưởng” thiết kế mô hình nhà nước, đồng thời là nhà đạo diễn “cánh đồng chết”. Nuôn Chia được Pôn Pốt giao phụ trách công tác đảng và an ninh quốc gia từ năm 1960 khi y giữ chức Phó tổng Bí thư Trung ương đảng. An ninh quốc gia ở đây chủ yếu là trừ khử những “thành phần chống phá cách mạng trong và ngoài đảng”. Khi tập đoàn Pôn Pốt giành được chính quyền năm 1975, Nuôn Chia được làm Chủ tịch Quốc hội, có lúc làm Thủ tướng trong một tháng khi Pôn Pốt tạm nghỉ. Chính Nuôn Chia trực tiếp chỉ đạo quản tù tra tấn và hành quyết những cán bộ bị tình nghi chống lại Pôn Pốt bị giam cầm ở nhà tù Tuôl Sleng.

Iêng Xa-ri sinh năm 1925 tại tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Năm 1957, y tham gia Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia, giữ các chức vụ chủ chốt trong Thành ủy Phnôm Pênh và Trung ương Đảng. Năm 1963, Iêng Xa-ri được chỉ định vào Bộ Chính trị giữ vị trí thứ tư trong đảng đã đổi tên. Từ năm 1970 đến 1975, y là "cố vấn đặc biệt" bên cạnh Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc khi ở Bắc Kinh. Sau ngày 17-4-1975, Iêng Xa-ri giữ chức Phó thủ tướng phụ trách đối ngoại trong chính phủ Cam-pu-chia Dân chủ, cùng với Pôn Pốt, Iêng Xa-ri đã gây ra nạn diệt chủng khủng khiếp đối với nhân dân Cam-pu-chia.

Khiêu Xam-phon sinh năm 1931, trong một gia đình nông dân, cha là người Khơ-me, mẹ người Hoa. Sau cuộc đảo chính tháng 3-1970, y tuyên bố ủng hộ Mặt trận Thống nhất Dân tộc Cam-pu-chia do Hoàng thân Nô-rô-đôm Xi-ha-núc đứng đầu, được cử làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng trong Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Cam-pu-chia do Pen Nút làm Thủ tướng. Năm 1976, y là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Nhà nước Cam-pu-chia Dân chủ. Khiêu Xam-phon được coi là kiến trúc sư của Cam-pu-chia Dân chủ.

Tà Mốc, tên thật là Chơ-hít Chờ-hun, sinh năm 1926 trong một gia đình nông dân tại tỉnh Ta-keo, miền Nam Cam-pu-chia. Trước năm 1975, y là ủy viên Quân ủy Trung ương, thường vụ Trung ương Đảng của tập đoàn phản động Pôn Pốt. Tháng 7-1975, Pôn Pốt triệu tập đại hội các bí thư khu ủy để thống nhất quân đội và phân định lại ranh giới. Cam-pu-chia được chia ra làm 7 khu và Tà Mốc phụ trách khu Tây Nam. Năm 1977, Tà Mốc lên nắm chức vụ Tổng Tư lệnh quân đội và đóng vai trò chủ đạo trong một loạt vụ thanh trừng và gây ra nhiều vụ thảm sát. Là “anh Năm” trong lực lượng Pôn Pốt, Tà Mốc đóng vai trò quan trọng trong nạn diệt chủng khiến hàng triệu người chết.

Đối với Việt Nam, tập đoàn phản động do Pôn Pốt đứng đầu đã có những biểu hiện phản bội ngay khi hai nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Từ cuối năm 1971 đã có những cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang của bọn Pôn Pốt với Quân tình nguyện Việt Nam. Rất nhiều kho vũ khí của ta bị quân của Pôn Pốt đến lấy trộm, nhiều cán bộ, chiến sĩ đi công tác lẻ, hoặc đơn vị nhỏ đi công tác sâu trong đất Cam-pu-chia, bị chúng bí mật thủ tiêu. Đến cuối năm 1972, chúng yêu cầu Quân tình nguyện Việt Nam ở các vùng, các địa phương Cam-pu-chia rút hết về nước. Đến cuối năm 1973, quân ta về nước hết. Năm 1975, khi Việt Nam vừa thống nhất đất nước, bè lũ Pôn Pốt đã cho quân tiến công đánh sang các đảo, biên giới đất liền Tây Nam đất nước ta. Ngày 3-5-1975, quân Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc và đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng, buộc phải rút chạy. Ngày 10-5-1975, quân Pôn Pốt lại đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi và thủ tiêu 500 dân thường. Những tháng ngày sau đó, chúng tiếp tục mở rộng chiến tranh xâm lấn ra trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của ta.

Tức nước vỡ bờ

Đọc thêm »