TÌNH DỤC TRONG CA DAO

Tình Dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Nghiên cứu sâu về Tình Dục thì không thể bỏ qua khía cạnh văn hóa này, vì ở đó nó thể hiện được quan niệm của mỗi dân tộc, mổi sắc dân thậm chí là từng vùng nhỏ địa lý, tình dục dược nói đến trong các tác phẫn văn học nổi tiếng như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Phan Trần, Hoa Tiên… và cũng là một đề tài vô cùng phong phú trong ca dao. 

Ca dao VN là một loại văn chương bình dân có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng, nó được thể hiện qua lối nói rất giản dị, thẳng thắng, trung thực không màu mè, chải chuốt,là một kho tàng bất tận để khai thác trong nhiều lãnh vực khác. Khảo sát về mặt tình dục trong ca dao VN mới thấy được những nhận xét thật uyên bác rất tinh tế của người nông dân, mới thấy được sự mô tả tâm tư, tình cảm, sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, rất đời thường. Bộ mặt tình dục trong loại văn chương bình dân thể hiện theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của mỗi chữ, mỗi câu nói điều đó có thể làm cho một số nhà
” đạo đức ” lên án là dâm ô, tục tỉu, những chuyện không nên nói nơi chỗ đông ngườị Sự thật là: dù có chỉ trích thế nào đi nữa thì nó vẫn đã tồn tại và sẽ tồn tại vì nó là ý thức châm biếm, óc hài hước của dân tộc, của một lớp người bình dân trong suốt lịch sử tồn tạị

Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đè nó nhét cái mả cha nó vào!

Lại có câu:

Văn chương chữ nghỉa bề bề
Thần L.. ám ảnh mà mê mẫn đời

Hóa ra Thần L.. chi phối cả cuộc sống, bởi vậy không lạ khi người Champa đem hai “cái ấy” Yoni và Linga đễ thờ phươ.ng. Ngày xưa người Việt cũng như người Tàu đều có khuynh hướng sùng bái tính dục bao gồm sự sùng bái cơ quan sinh dục, sùng bái chuyện sinh nở, sùng bái vấn đề tính giaọ Cho nên trong ca dao người ta nói nhiều đến chuyện nàỵ Ông Đổng, bà Banh có thể xem là biểu tượng về tình dục trong ca dao

Có chồng từ thuở mười lăm.
Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôị
Đến chừng mười chín đôi mươị
Tôi ngủ dưới đất chàng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn cẳng giường gãy một còn ba!

Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng cô mình thụ thai
Sinh ra được thằng bé con trai
Về sau, giống bố gặp ai nó cũng hàn.

Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng

Thôi thôi, tôi van câu rằng đừng
Tôi lạy cậu rằng đừng
Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa
Tôi về gọi chị tôi ra
Chi tôi đã lớn nguyệt hoa đã từng

Em đừng khinh quân tử nhỏ nhoi
Con lươn bao lớn nó xoi lủng bờ.

Em ơi đừng thấy nhỏ mà rầu
Con ong bây lớn đốt cái bầu cù queo!

Em ơi đừng thấy nhỏ mà khinh
Con thằn lằn bây lớn ôm cây cột đình tổ cha!

Chú ý: Tổ cha: tiếng địa phương có nghĩa là rất lớn

Em đừng chê anh nhỏ mà lầm
Hòn đá đập nằm dưới,
hòn đá cầm nằm trên
Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Còn hơn chụp bụp nữa ngoài nữa trong
(Chụp bụp nghĩa là to mà ngắn)

Chẳng thà nó nhỏ mà cong
Còn hơn tổ bố nửa trong nửa ngoài

Cồng cộc bắt cá bầu eo
Chi chê tôi bé, tôi trèo chị coi

Câu đố:
C.. ba chia đút vô l.. ngoáy
Chãy máu ra lè lưởi liếm liền

Câu đố:
Ngất nga ngất ngưỡng tựa cần câu
Tay chân không có miệng trên đầu

Câu đố:
Đi nhai, đứng ngậm ngồi cười.

L.. này L.. chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu đ… dai đau L…

C .. to lo chi đói
Cơm nhà L..vợ
Sờ L..béo, đéo l… gầy
Vú nẫy L.. sưng
Ví phấn với vôi
Ví L.. con đĩ với môi thợ kèn

Bà ba đi chợ đường quai
Vừa đi vừa tỉa lá khoai bưng L..

Bà ba đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông L.. bán trăm

Trên trời có ông sao Rua 
L.. em tua tủa có thua chi nào.

Lông tơ lún phún mép L..
Lăn tăng con cá diếc lòn vào lòn ra
Cây trời có cái chỉa ba
Thương em thì hãy đem tra nó vào
Trèo lên cây khế giữa ngày
Váy thì trụt mất, lưỡi cày thò ra
Lưỡi cày ba góc chẻ ba
Muốn đem đòn gánh mà tra lưỡi cày

Trời mưa trời gió đùng đùng
Cả bầy C.. lọ mang tơi đi tìm

Cơm ăn mỗi bửa mỗi niêu
Tội gì bắt ốc cho rêu bám L..

Ví ví von von
Anh cho một cái, cỏng con về nhà

Thấy L.. lạ như quạ quạ thấy gà con
Trong nhà đã có đồ chơi
Song le còn muốn của người thêm xinh

Kim mà đâm thịt thì đau
Thịt mà đâm thịt nhớ nhau suốt đời

C.. vạy thì ngoáy L.. già
Ngoáy lui ngoáy tới chết cha L.. già

C.. vạy thì ngoáy l.. già
Ngoáy lui ngoáy tới nó ra nước nhờn

Gió nam non thổi lòn hang chuột
Đ.. em rồi, đ.. nữa được không em

Nhiều phân tốt lúa
Nhiều lụa tốt L..

L… tốt vì lụa Lúa tốt vì phân.

Vú em như quả mướp hương
Tay anh phật thủ đôi đường gặp nhau

Hơn nhau tấm áo manh quần
Cởi ra bóc trần ai cũng như ai

Lở khi ăn miếng trầu xanh
Đêm lo ngày sợ mặt xanh như chàm

L.. vàng, bẹn ngọc, đóc san hô
Chóc ngóc như đóc mồ côi

Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng
mẹ giận mẹ phát ngang hông:
“Đồ con chết chủ đòi chồng thâu đêm”!
Chú ý: Đồ chết chủ, địa phương ngữ, có nghĩa là mất
dạy Phát: đánh vào người bằng bàn tay xòe (phách)

Đêm bảy ngày ba vô ra không kể
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Nhất nguyệt dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia.

Dịch:
Đêm tối uống vài ba chén rượu
Sáng ra lót dạ mấy chung trà
Một lần một tháng e vừa đủ
Chắc chắn lương y khỏi tới nhà

Bảy lượt mổi ngày đòi má nó
Đương nhiên y sĩ phải xông nhà ???

Cha chết không lo, lo trâu méo L…

Áo xông hơi của chàng vắt mắc
Đêm em nằm em đắp lấy hơi
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dãi yếm hơn nghìn chăn bông

Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la

Chú ý: Ngày xưa cái giường của người đàn bà nhà quê là loại giường chỏng đóng bằng tre già, lâu ngày thành xiu lỏng, đụng vào đó kêu cót két, giống như tiếng chuột kêu chút chít. Có lẽ bà mẹ của cô gái kia đã một lần chợt thức giấc vì nghe tiếng chuột kêu, hoặc nghe tiếng giường kêu.

Mẹ ơi con muốn lấy chồng
Con ơi mẹ cũng một lòng như con

Cô Ba, cô Bốn lấy chồng
Cô Năm ở lại giật mồng tăng tăng

Xót lòng mẹ góa con côi
Kiến ăn lần hồị L.. lớn bằng mo

Áo dài chẳng nệ quần thưa
Bảy mươi có của cũng vừa mười lăm

Em ham giàu em lấy thằng bé tí ti
Làng trên xã dưới thiếu gì trai tơ

Ngó lên gò mả, Ngó xuống gò găng
Gặp chị bẻ măng, Trật quần bắt kiến
Thấy tôi hay liếng, Chị bảo bắt giùm
Tôi bắt một đổi, Thấy cái đùm đen thui!

Gió nam non thổi lòn hang cóc
Phận em nghèo nên mồng đóc khô rang

Gió nam tốc dải yếm đào
Sao anh trông thấy oán anh không vào thắp hương

Anh về sương gió lạnh lùng
Ở đây chung gối chung mùng với em

Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp, kẻo gió tây lạnh lùng

Đêm đông trời lạnh như đồng
Mượn chi thì cho mượn, mượn chồng thì không
Làm thân con gái phải lo
Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng

Thương em đút C. qua rào
Không thương rút lại gai quào rách dạ
Thương em đút C. qua rào
Tai nghe chó sủa, rút lại nên bị gai cào xướt dạ

Trăng lên đỉnh núi mu rùa
Cho anh đ. chịu đến mùa anh trả khoai

Vú em như cái chủm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền

Vú em đang giá một tiền
Cho anh bóp cái anh đền năm quan

Nứng L … mà cạ cây vông
Cạ lên cạ xuống gai châm đầy l…

Vân Tiên ngồi dựa gốc môn
Chờ cho trăng lặn sờ L. Nguyệt Nga
Nguyện Nga biết ý không la
Vân Tiên thấy vậy sờ ba bốn lần

Mười ba mười bốn lum săng
Mười lăm mưới sáu lông quăm mép L.
Mười bảy mười tám thẹn thùng
Hai mươi mười chín như khùng như điên

Ra đường con mắt ngó nghiêng
Về nhà chui chốn buồng riêng vê mồng

Dậm chân xuống đất cái đùng
Vỗ L …cái phạch chào anh hùng đến đây!

Dậm chân xuống đất kêu bon
Vọc C. cho cứng chào con nứng L.
Bà Đội cho chí bà Cai
Bà nào hay đố chữ cũng váy ngoài L.. trong

Nứng l… đỏ mặt Nứng C… đỏ lổ tai

Cực chi da diếc diếc da
Áo em hai vạc trải ra anh nằm
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Làm thân con gái phải chừa đi đêm!

Thương em không dám vô nhà
Đi qua đi lại hỏi: “gà bán không?”

Em là con gái đêm hôm
Anh đừng lui tới mà nam nồm tội em!

Chú ý: Nam, nồm: gió nam, gió nồm, đây ý nói tiếng đồn xấu, tiếng chì tiếng bấc.

Thương nhau nào ngại sang giàu
Tối lửa tắt đèn nhà ngói như nhà tranh

Chị kia lớn mổng cao mu
Lại đây cho tôi gởi con cu trọc đầu
Cu tôi vừa mới đâm lông
Cho mượn cái lồng nhốt đỡ vài đêm

Cu tui ăn đậu ăn mè
Ăn chi của chị mà chị đè cu tui
Tui chưa trách chị mà chị lại trách tui
Con chị đi lên đi xuống nên con tui mang bầu

Con chị mang chín tháng không rầu
Con tui mang hai hòn dái nặng đầu quanh năm

Ôi O bán cồm hai lu
Đi mô tui gởi con cu về cùng
Cu tui tui ấp tui bồng
Chớ bỏ vào lồng mà ốm cu tui
(Tiếng Huế goi O là cô )

Thấy đua, thì cũng đua đòi
Thấy tỉa lông nách cũng xoi lông L..

Tham giàu lấy phải thằng Ngô
Đêm nằm như thể cành khô đâm vào

Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già tám mươi
Tiếc thay con ngựa bạch mà thắt cái dây cương thừng
Tiếc thay con người ấy thế ma đi ôm lưng cái lão già

Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông

Hởi cô mặc yếm hoa tầm
Chồng cô đi lính cô nằm với ai
Cô nằm cô đẻ thằng bé con trai
Chồng cô về hỏi: Con ai thế này ?
Con tôi đi kiếm về đây
Có cho nó gọi bằng thầy thì cho

Hởi cô cô yếm thắm bùa đeo
Chồng cô cô bỏ cô theo chồng người

Hỡi nàng má đỏ hồng hồng
Cổ cao, miệng rộng, lông L. vắt vai

Hát cho chó cắn, bò lồng
Hát cho con gái bỏ chồng mà theo

Rung rinh nước chãy trên đèo
Bà già lật đật mua heo cưới chồng

Ở đây có đứa lấy trai
Cho nên trời hạn nắng hoài không mưa

Ông già ông đội nón cời
Ông ve con nít ông trời đánh ông
Ông ơi tôi chẳng lấy đâu
Ông đừng cạo mặt nhỗ râu tốn tiền

Tiện đây mận hỏi thăm đào
Vườn hồng đã có kẻ vào hay chưả
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Khứ nhật ngã đề xuân nhất tự
Hà nhân lai đáo phá thành thung
Lang quân bất thức lang quân hận
Tọa tất xuân đề ngọa tất thung

Ngày ấy ta đề “xuân” một chữ
Cớ sao ai lại phá thành “thung”
Bởi chàng không rõ nên chàng giận
Ngồi ắt là “xuân”, nằm ắt “thung”

Ngó vô đám bắp khô bao
Muốn vô mà bẻ người ta rào tứ tung
Một mai trống thủng còn vành
Lấy da trâu bịt lại cũng lành như xưa

Đau bụng, lấy bụng mà chườm
Nhược bằng không khỏi, hắc hương với gừng

Em ơi! Trống lũng khó hàn
Dây dùng khó đứt,
người khôn khó tìm

Nước chãy hòn đá lăn cù
Con chị đã vậy thì bèn con em!

Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui cô chị khi buồn cô em

Mít ngon anh đánh cả xơ
Chị đẹp em đẹp anh sờ cả đôi

Gió đưa bụi chuối sau hè
Đã ve con chị lại tò vè con em!

Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Để em vắng lạnh phòng không một mình

Buồn tình cha chả buồn tình
Biết ai lẻ bạn cho mình kết đôi

Quét nhà long mốt long hai
Cha mẹ đi vắng dẫn trai vô nhà

Chú ý: long mốt long hai: làm dối, quét một chổi sót một chổị Đây ý nói làm thì vụng về, chỉ giỏi đường trai gáị

Chàng vông mà đậm lúa lép
Rựa lụt mà cắt dép da
Trai tơ mà lấy vợ già
Nhai cơm mà sú thưa:”bà nuốt đi”!

Chú ý: chàng vông: chàng bằng gỗ vông, nhe..

Mèo hoang thì chó cũng hoang
Một chàng ăn trộm gặp nàng nhổ môn

Chú ý: nên hiểu theo nghĩa bóng (gian phu dâm phụ)

Cầm chài mà vải bụi tre
Con gái mười bảy đi ve ông già!

Một vợ mà xử không xong
Còn đòi hai vợ cho cong … cái xương suờn
Từ nay sống cũng bằng không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha

Cho dù có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là phí toi
Bây giờ pháo đả tịt ngòi
Gia tài còn lại … một vòi nước trong

Củ lang nấu lộn củ mì
Cháu lấy chồng dì kêu dượng bằng anh

Xứ tôi có núi “Xách Quần”
Lấy ai thì lấy xin đừng lanh chanh
Yêu anh thì giữ lấy anh
Xin đừng ăn tỏi chê hành là hôi

Xách quần chạy ngược chạy xuôi
Chạy mỏi cẳng rồi đứng lại bơ vơ …

Con gái chơi với con trai
Coi chừng cặp vú như hai sọ dừa

Có chồng thì mặc có chồng
Tôi đi ngủ dạo kiếm ít đồng mua rau!

Một hai họ nói rằng không
Dấu chân ai đứng bờ sông hai người

mẹ ơi mẹ bạc như gà
Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con

Ai về nhắn với ông câu
Cá ăn không giật để lâu mất mồi

Cam đường bóc vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh ve để giành

Chú ý: cam đường: loại cam dại trái nhỏ, thường mọc dưới chân núi, mùi thơm như mùi cam, lá giống lá chanh, cây có gai như gai quít, trái chín ăn rất ngọt, trái xanh thì đắng và hơi chua

Thằn lằn tặc lưỡi mái tranh
Đôi ta còn nhỏ để giành mai sau
Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau!

Cô tú kẽo kẹt cậu cai
Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông

Con chim điểu nó biểu con chim huỳnh
Biểu tổ chức, biểu nhỏ, biểu mình ưng ta
Chim chuyền bụi ớt líu lo
Líu lo bụi ớt đừng cho con chim chuyền

Liệu bề dát được thì đau
Đừng gầy rồi bỏ thế gian họ đào

Trời sinh cái cửa ra vào Sao em lại khoe sắc tài
Độc bình để trống nhành mai anh cắm vào!

Chú ý: đào (đào bới): chưởi rủa

Em ơi anh bịnh nhức dầu
Hay đi đái rát lại đau ngọc hành
Thuốc gì đỏ đỏ xanh xanh
Thì em đi lấy cho anh một liều

Sáng trăng tôi được chồng ai
Tôi cột gốc xoài ai chuộc cho tôi
Ba quan tiền điếu bó mo
Con heo đóng cũi tôi cho chuộc chồng

Chú ý: Đại ý: một gã chuyên “hai hoa” bị gái ngoan bắt được trói lại rồi đánh tiếng. Quan tiền điếu bó mo: tiền đúc bằng đồng điếu, tức loại đồng tiền thau. 1 quan = 10 tiền; 1 tiền = 60 đồng. Đem những đồng tiền bó vào mo cau cho dễ mang.

Những mạng thích chí ngao du
Dạo chơi cho biết xuân thu thế nào
Nhất lê, nhì lựu, ba đào
Nhìn xem thấy cảnh muốn vào bẻ bông.

Thương cha nhớ mẹ có hồi
Thương anh lúc đứng lúc ngồi không an
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dãi yếm cho chàng sang chơi
Ước gì dãi yếm em dài
Để em buột lấy những hai anh chàng

Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì theo sau

Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Bo bo giử lấy của trời làm chi

Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng

Trai tơ lấy gái nạ dòng
Cầm bằng uống máu làng trong làng ngoài

Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chửa có chồng, còn đợi chờ ai

Buồng không lần lữa hôm mai
Đầu xanh mấy lúc da mồi tóc sương

Cô kia cắt cỏ bên sông
Cái váy thì cộc, cái lông thì dài
Thuyền chài nó trả quan hai
Thưa rằng chẳng bán để dài quét sân

Cổ tay em trắng lại vừa tròn
Để cho ai gối đến mòn một bên

Nghiêng tai hỏi nhỏ ông Phật rằng:
Trai thanh lấy gái có chồng được không?

Chơi cho thủng trống long bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống long chiêng
Rồi ra ta sẽ lập nghiêm lấy chồng

Tính quen chừa chẳng được đâu
Vạ làng, làng bắt mấy trâu mặc làng

Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian thường tình

Em mất chồng em chẳng có lo
Anh đây mất vợ nằm co một mình

Em đây là gái năm con
Chồng em rộng lượng em còn chơi xuân

Có chồng càng dể chơi ngang
Đẻ ra con thiếp con chàng con ai

Hai tay cầm lấy quả hồng
Quả chát phần chồng, quả chín phần trai

Vú sửa mà bửa làm đôi
Nữa cho con bú, nữa cho trai đem về

Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thương chồng thì ít thương trai thì nhiều

Mày ăn cơm hay ăn khoai
Một bài thơ ấy ngâm hai ba lần

Chử tình đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng củ đến chàng là năm
Còn như yêu trộm nhớ thầm
Họp chợ trên bụng đến trăm con người

Đánh tôi thì tôi chịu đau
Tánh tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu

Lẳng lơ chết cũng ra ma
Chính chuyên chết cũng chôn ra ngoài đồng
Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để dành

Cau khô mà bỏ hộp đồng
Mặt mi không xứng làm chồng tau mô

Chưa quen đi lại cho quen
Tuy rằng cửa đóng mà then không gài

Em đang bắc nước sôi sôi
Nghe anh có vợ, quăng nồi đá vung

Gặp nhau từ bến Đại Đồng
Quên nhau hay đã có chồng mà quên

Đêm đêm ngồi dưới bóng trăng
Thương cha nhớ mẹ không bằng thương anh
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Mong cho mau sáng ra đường gặp anh

Thương anh chẳng dám nói ra
Chiều chiều đi dạo vườn hoa khóc ràn
Đêm nằm khô héo lá gan
Mong cho mau sáng ra đàng gặp anh

Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Vui chung với bạn sầu riêng một mình

Ngồi buồn nghĩ càng thấm
Hột cơm tấm cắn làm hai
Rau lang đỡ bữa liễu với mai đừng lìa
Em với anh như khóa với chìa
Đừng để cho ống liệt, khóa với chìa lìa nhau

Chú ý: bụng ống khóa bị hư

Bóng trăng ngã lộn bóng tre
Xin chàng đứng lại mà nghe thiếp thề

Vườn đào, vườn lựu vườn lê
Bởi người lấy nhụy buớm xê ra ngoài

Nghĩ mình lại giận lấy mình
Ao chưa đậu sống rập rình tra khuy

Chú ý: Đậu sống: Ao chưa may đường sống lưng

Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết vị hết thơm
Anh đừng lên xuống đêm hôm
Để thế gian đàm tiếu tiếng bấc tiếng nồm tội em

Tay cầm cọng lạc bẻ cò
Lòng thương da diết, giả đò làm lơ
Thương sao thương dại thương khờ
Trong nhà không dám khóc, ra bụi bờ khóc than

Hai tay vin lầy đòn rồng
Tội trời con chịu theo chồng con cứ theo
Ra đi cha mắng mẹ rầy
Không đi thì sợ ngoài này anh trông

Con cu bay bổng qua sông
Hỏi thăm cô đó có chồng hay chưả
Có chồng năm ngoái ngày xưa
Năm nay chồng để như chưa có chồng

Đói lòng ăn trái khổ qua
Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười
Bạn cười thì mặc bạn cười
Tháng năm đi cưới tháng muời có con

Có con nên phải thua người
Mắc cho con bú, mắc cười với con.

Đang khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no con nín, tòm tem thì tòm

* Tục ngữ phong dao (trích “Tục Ngữ Phong Dao” của Nguyễn văn Ngọc) Ca dao

Ba bà đi chợ đường quai,
Vừa đi, vừa tỉa lá khoai bưng L.
Ba bà đi chợ đường cồn
Vừa đi vừa tỉa lông L. bán trăm.

Nước nóng đổ lọ bình vôi
Tôi ngồi tôi nghĩ bố tôi, tôi buồn
Bố tôi dở dại dở khôn,
Say mê cái L. bỏ mẹ con tôị

Câu đố:
Ba bà mà giang chân ra
Một ông đứng giữa mà tra C. vàọ
(ba ông đầu rau và nồi cơm)

Ba ông ngồi ghế
Một ông cậy thế,
Một ông cậy thần
Một ông tần ngần đút C. vào bếp.
(Bể thổi lửa)

Bì bà, bí bạch chân cò
Bí ba bí bách, nằm co giữa giường
Đoạn rồi sờ vú sờ sườn
Sờ sao cho nó đỡ buồn mà thôị
(Bánh dầy)

Bốn chân chong chóng, hai bụng kề nhau
Cắn giữa phau câu, nghiến đi nghiến lại.
(cối xay)

Bốn chân mà lại có đuôi
Đầu như đầu c., lưng lại gù lưng.
(con chuột)

Cái gì vừa quả vừa hoa,
Con nít cũng thích ông già cũng mê
Ra đường dù thấy tràn trề
Ngắm nhìn thì được, mân mê thì đừng
(hai “quả đào tiên”).

Cái hoa tim tím, cái nhị điều đều,
Đàn ông đâm nhiều, đàn bà đâm ít.
(cái máy khâu)

Canh một thì trải chiếu ra,
Canh hai bóp vú, canh ba sờ l.
Canh tư thì lắc om sòm
Canh năm cuộn chiếu ẳm con ra về.
(Người kéo vó)

Chấm chấm mút mút đút vào lỗ trôn,
Hai cái lông l. cái dài cái ngắn.
(xỏ kim)

Chưa chết đã đem đi chôn
Chưa ra đầu ngõ, vạch lồn xem ghe.
(Người cầm bó rơm xin lửa)

Chưa hỏi đã cưới liền tay
Bức chí ta nên phải lấy mày
Đêm nằm tơ tưởng sờ cùng mó
Mó đến mày, lại sướng đến ta.
(cái quạt)

Gầy gò có bốn cái xương
Cái giải thòng thơng vướng anh c. dàị
(Quả nhãn)

Già thì đặc bí bì bì
Con gái đương thì rỗng toách toành toanh.
(cau lúc già và lúc là cau hoa)

Lồm xồm hai mép những lông
Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào
Chui vào rồi lại chui ra
Năm thì mười họa đàn bà mới chui.
(Cái áo tơi)

Già ăn với cà kheo
Lại thêm c. lõ, lại đèo nắm lông.
(Miếng giầu thuốc)

L. già da dính tận xương
Váy xanh mỏng mảnh lại thương c. dài.
(Cối giã gạo)

Lù lù như mu l. chị
Lị xị như đầu c. tôi
Ngày n_ đi khắp mọi nơi
Đến đêm lại chui vao mu l. chi..
(Con rùa)

Lưng tròn đít lại bảnh bao
Mân mân mó mó đút n_ vào
Thủy hỏa âm dương sôi sình sịch
Âm dương nhị khí sướng làm saọ
(điếu thuốc lào)

Mình bằng quả chuối tiêu
L. bằng vỏ trấu, lổ bằng niêụ
(Con chuột)

Mình tròn, da lại trắng tinh
Hể nóng đến mình thì ưỡn vú ra
Ăn phải thịt gà lại tịt vú đị
(bánh đa sát-kê)

Mình tròn trùng trục, đầu toét toè loe
Đút vào con gái, cô con gái nghe,
Đút vào bà lão, bà lão lắc.
(đôi hoa tai)

Người thì cao lớn trượng phu
Đóng mười lần khố, trật cu ra ngoàị
(cây chuối có hoa)

Rành rành ba góc, giữa con cóc ngồi
Hai bên thiên lôi, hai bên địa võng.
(hai cái vú)

Rau âm phủ nấu với mủ l. tiên
Ngựa cửa quyền nấu với ả l. tranh.
(Măng nấu với rươi, cua nấu với khế)

Thoạt vào thì vén váy lên
Cái dưới mấp máy, cái trên gật gù
(dệt cửi)

Trên lông dưới lông,
tối lồng làm một
(con mắt)

Vừa bằng cổ tay đâm n_ vô l.
Gặp ông quan ôn, bỏ l. mà chạỵ
(Con chuột và con mèo)

Tục ngữ phong dao

Anh em bất nghĩa chi tồn
Anh đánh miếng l. em đánh miếng gh.
Anh em bất nghĩa chi khoèo
Anh thì đ. mèo, em lại cầm đuôị

Bủng người tươi đ.
Ba chiếc sóng cồn, mấy cái lông l. rụng sa.ch.

Bà cốt đánh trống long tong
Nhảy lên nhãy xuống con ong đốt l.

Bà đội cho chí bà cai
Bà nào hay đố chữ cũng l. ngoài, váy trong.

C. ai vừa mũi người ấy.

Của l., l. đòi, của c., c. quên.

Có l. thì giữ,
C. ông hay chữ đi đêm.

Con mày con nuôi chẳng bằng con c. làm ra

Chơi no bỏ gio vào đ.
Chồng chết còn chửa hết tang
L. đà ngấm ngáp như mang cá mè.

Đánh đĩ gặp năm toi c.
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
Đủn đỡn như đĩ được cái đanh.
Đẻ con khôn mát l. rời rợi
Đẻ con dại thảm hại cái l.

Đi sau ăn rau bà đẻ,
Ăn giẻ chùi trôn, ăn l. chấm muốị

Đĩ xơ, đĩ xác, đĩ xạc, đĩ xờ
Đĩ ở trên bờ, đĩ lặn xuống aọ

Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn,
l. Cổ Am, c. Hành Thiện.

Gái đâu có gái lạ đời,
Chỉ còn thiếu một ông trời không chim.

Giữ được đằng trôn, đằng l. quạ mổ.
Trai thấy l. lạ như quạ thấy gà con.

Già thì già tóc, già tai,
Già răng già lợi, đồ chơi không già.

L. rằng l. chẳng sợ ai,
Sợ thằng say rượu, đ. dai đau l.

Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
l. không cạp, l. méo làm bạ

Mưu con đĩ, trí học trò.
May hơn khôn, lớn l. hơn đẹp.
Nuôi con chẳng biết tính con
Hể vú gai gạo thì l. chớp đông.

Nứng c. thì vặc đến nhà
L. còn đau mắt không ra đến ngoàị

No cơm ấm cật dậm dật mọi nơi
Quần áo tả tơi mọi nơi chẳng dật.

Nằm đất hàng hương còn hơn nằm hàng cá
L. cô hàng cá còn nhẵn hơn má anh chàng hương.

Nhăn nhở như l. lở sơn.
Quang không lành, mắng giành không trơn
L. không lành, mắng quanh hàng xóm.
Rền rĩ như đĩ phải tim lạ

Ra đường ai nói thế nào
Về nhà lấy thớt lấy dao băm l.
Thấy đua thì cũng đua đòi
Thấy tỉa lông nách, cũng xoi lông l.

Trân trân như l. trần không đáỵ
Uống rượu ngồi dai, dái mài xuống đất.

Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần l. ám ảnh cũng mê mẫn nguờị
Xót lòng mẹ góa con côi
Kiếm ăn lần hồi, l. lớn bằng mo.

LâmTrực@ Sưu tầm

VỀ ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ

Tuyết Nhi
Đàn ông cho rằng vẻ đáng yêu của đàn bà là quan trọng nhất. Đàn bà lại cho rằng sự tin cậy của đàn ông là quan trọng nhất. Vì thế, đàn bà phải vất vả trong tình cảm và đàn ông phải bôn ba vì trách nhiệm. 

Đàn ông nói mệt là mệt trên vai, đàn bà nói mệt là mệt trong lòng. Đàn ông ưa dùng mắt để nhìn đàn bà nên dễ bị khuôn mặt đẹp mê hoặc, còn đàn bà hay lấy tâm để nghĩ về đàn ông nên thường bị dày vò tư tưởng.

Giữa cái đẹp và sự thông minh, đàn bà chú trọng phía trước mình, còn đàn ông lại chú trọng phía sau mình. Có người nói: ” Đàn ông chọn đàn bà bằng cảm giác, còn đàn bà lại chọn đàn ông bằng trí óc”. Đàn ông xem đàn bà trước mắt như thế nào trong khi đàn bà lại xem đàn ông về sau sẽ ra sao.

Trên đời, đàn bà có rất nhiều, đàn ông nói: “Đàn bà đáng yêu không chỉ có một”. Trên đời đàn ông cũng rất có nhiều, đàn bà lại nói: “Đàn ông đáng yêu chỉ có một”.

Vì không chỉ có một, nên khi tìm đàn bà, đàn ông ít suy nghĩ thấu đáo. Cũng chỉ vì có một, nên khi tìm đàn ông, đàn bà thường lao tâm khổ tứ.

Đàn bà nói nhiều hơn đàn ông nhưng lại không thuyết phục nổi chính mình. Đàn ông tuy ít nói nhưng khi nói là như đinh đóng cột.

Sự sùng bái của đàn bà dành cho đàn ông làm cho đàn ông có sức mạnh và dũng khí. Sự yêu thích của đàn ông dành cho đàn bà làm cho đàn bà càng thêm quyến rũ và hấp dẫn. Nhưng sự sùng bái mù quáng sẽ làm cho đàn ông tự mãn, kiêu ngạo và lòng yêu thích quá mức sẽ làm cho đàn bà trở nên phù phiếm, dối trá.

Có người đàn ông nói: “Đàn bà đến 20 là đẹp, 30 là mạnh, đến 40 là hiền, đến 50 là sung mãn”. Có người đàn bà nói: “Đàn ông đối với đàn bà đến 20 là ngưỡng mộ, đến 30 là trợ thủ, đến 40 là kính yêu, đến 50 là tán thưởng”. Nhưng trong thực tế, mọi người lại cho là đàn ông 20 tìm đàn bà, đàn ông 30 đánh đàn bà, đàn ông 40 chán đàn bà, đàn ông 50 sợ đàn bà, đàn ông 60 thương đàn bà, đàn ông 70 dựa vào đàn bà.

Đàn ông nói làm đàn bà khó, phải sống, nhưng sống không có triển vọng, phấn đấu, tiến thủ giống như mũi tên đặt trên cung đã căng dây.

Đàn bà nói làm đàn ông khó, thành người cứng rắn hay bị trách móc, lùi bước giữ nhà là tầm nhìn nông cạn. Vì thế, đàn ông và đàn bà thường tìm cách đổi chỗ cho nhau, nhưng không có cách nào thay đổi được. 

Cuối cùng đàn ông mãi mãi vẫn không thể hiểu được đàn bà và đàn bà cũng mãi mãi không hiểu được đàn ông.

BỐ MẸ NÀO CŨNG THƯƠNG CON CẢ THÔI

LâmTrực@

Hôm rồi tớ vừa dự một đám cưới tận Hòa Bình, cũng vui.

2 gia đình: nhà gái ủng hộ, nhà trai kịch liệt phản đối việc 2 đứa quen nhau. Tìm hiểu hơn 2 năm nhưng mọi sắp xếp đều bất thành.

2 đứa cùng với phía nhà gái, tự chuẩn bị mọi thứ, tổ chức cưới. Trước ngày cưới 2 tuần, gửi thiếp báo cho bố mẹ chú rể biết. 2 ông bà khóc như mưa cả tuần, bà mẹ bảo thằng con: “Tao thề không dự đám cưới mày. Người ta có hỏi mẹ mày đâu rồi thì mày cứ trả lời là tao chết rồi”…

Chả biết đấu tranh tư tưởng thế nào, thấy con nó vất vả tự chuẩn bị, lại thấy nó cứ sợ hãi, rồi sợ sau này nó hận, lại sợ mất cả con, cả dâu; vài ngày trước hôm cưới, 2 ông bà xuôi tay, gọi thằng con vào bảo là bố mẹ đồng ý. Ngày cưới, phụ huynh 2 bên gặp nhau lần đầu tiên.

Tớ nói chuyện, & hiểu tâm lý bà mẹ (người phản đối kịch liệt nhất), bà thấy 2 đứa không hợp, sợ tương lai sẽ không tốt nên phản đối. Nhưng khi con đã quyết tâm thì bố mẹ không đành bỏ rơi nó, vì nó là con ruột mình đẻ ra. Ngày thường cho cái này, cái kia, giúp người này, người nọ – toàn là người dưng, mình không tiếc, bây giờ sao lại tiếc với con mình!

Bố mẹ nào chẳng thương con. Chỉ sợ con còn trẻ, chưa đủ kinh nghiệm, nhận thức, sau này sẽ khổ thôi. Nếu tự tin 1 túp lều tranh, 2 quả tim vàng, sống được thì 1 năm, 3 năm, 5 năm, kiểu gì cũng sẽ được chấp nhận. 

Chỉ sợ các cặp khi yêu nhau bất chấp tất cả, hợp được 1 lúc rồi tan, lại làm khổ người già thôi.

HÀ NỘI ĐÁNG THƯƠNG

Hà Nội từng vào trong thơ văn nhiều thế hệ văn nghệ, từ những người ở xa, những người sống cách nay đã lâu. Cảm xúc trìu mến, nhớ nhung hoặc thương sót thường là “chủ đạo”. Những dòng viết để đời ấy đem in ra khiến kẻ đẩu đâu muốn tìm về nếm náp, còn người tại chỗ thì tự hào. 

Thành phố như một sinh thể phừng phừng, quá đa dạng, nên ấn tượng trong mỗi tác giả không giống nhau. Tuy thế, trong trí nhớ của tôi về những trang viết cách nay bẩy tám chục năm thì ẩm thực là “đầu vị” của nhiều người, và nó lại phản ánh ngay cái túi tiền của các vị. Một Tô Hoài có vẻ lầm lụi, thuộc nhiều nết ăn của dân ngoại ô, quà cho Nguyễn Bính có chiếc bánh giò. Thạch Lam thì không ai tinh nhã, sang trọng bằng, dù trước ông ít lâu có “me” nọ bắc bậc đến mức “ăn giò nhả bã”. Sau năm 1954, Nguyễn Tuân để lại phở, món “quà căn bản” và những lần đi uống rượu tây (đâu là uống “boóng”) ở khách sạn Metropole. Trong Nam, là tuyệt phẩm “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
Đấy là trí nhớ, một tài sản ngày càng tồi tệ của con người ta. Nên chi chả nhắc đến nó nữa, mà bắc sang những trang sách đang có trước mặt, để điểm lại ấn tượng dân văn nghệ để lại từng thời khắc.
Nguyễn Huy Tưởng tự nhận mình là “nhà văn thiên về ca ngợi”. Nhưng năm 1956, trong bút ký (?) “Một ngày chủ nhật”, ông có những mô tả thật ngổn ngang: “Quần áo phần lớn màu tối, lạnh và khắc khổ, đồng loạt kiểu cán bộ. Hà Nội đã mất nhiều màu sắc. Gần mép hè, một cặp vợ chồng trẻ sánh vai nhau đi. Người phụ nữ có bộ mặt xinh tươi, bộ tóc uốn mềm mại, bộ áo dài cắt khéo. Sau một thời gian dè dặt, phụ nữ Hà Nội lại bắt đầu trang điểm. Nhưng họ vẫn chưa được tự nhiên lắm. Dù sao bộ áo của người phụ nữ trẻ kia cũng là màu tươi duy nhất trong đám người đồng phục trên quãng đường này”… “Nhưng hồ Gươm đã mất nhiều vẻ đẹp lắm rồi. Nước hồ gợn váng, ven đầy rác rưởi. Bờ không được sạch, lủng củng những quảng cáo vụng về, bầy vô tổ chức, những biển giới thiệu hình ảnh nước bạn, hầu như không ai săn sóc, vì mặt kính không mấy khi sạch xác ruồi muỗi. Có cảm tưởng hồ bị bưng kín và bé lại. Đường đi có nhiều chỗ lầy lội. Thùng rác như chiếc quan tài lù lù bên lối đi”… “Phố Tràng Tiền. Người chen chúc nhau đi lại. Nhiều cán bộ và công nhân viên hơn là người dân sản xuất bình thường tràn ngập các phố xá trong những ngày chủ nhật. Phản ánh cái tình trạng của một bộ máy quan liêu cồng kềnh chưa khắc phục được”.

Dự cảm đầu “ngày về” của Nguyễn Huy Tưởng rờn rợn những âu lo. Nguyễn Tuân thì “trực giác” hơn. Đâu như đang đi bộ, anh thanh niên nọ va vào rồi mở mồm xin lỗi, nhà văn cảm ơn lại “vì anh biết xin lỗi”. Giai thoại này chả biết chính xác đến đâu.

Cuộc chiến chống Pháp rồi chống Mỹ sau đó cuốn người ta đi theo mạch sống khẩn trương, khắc khổ. Khi dòng chẩy ấy “thỉnh thoảng” dừng lại, hình như Nguyễn Khải là người nhạy bén nhất trong các quan sát, so sánh. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của ông trở lui lại thời ta mới trở lại Thủ đô, với một bà cô. “Tôi nói: “Nước được độc lập vui quá cô nhỉ?”. Cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ”. Theo cô, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống với nhau ra sao, trai gái phải yêu nhau thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở. Về sau tổ dân phố lại vận động không nên nuôi người ở? Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú… Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi: “Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có được trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?”. Chị vú gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo từ lâu rồi, không khiến anh phải xui”. Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý những chuyện lặt vặt”.
“Một người Hà Nội” chuyển sang đoạn sau khi đất nước thống nhất, gia đình bà cô mở tiệc đoàn tụ. “Trong bữa tiệc hình như tôi nói có hơi nhiều, nói về thành phố Sài Gòn rộng hơn, đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã nhặn hơn người dân Hà Nội. Những người ngồi nghe đều nín lặng… Tôi đã nói điều gì thất thố?”. Một đoạn khác, nhân vật “tôi” thấy Hà Nội đã sống lại phần xác, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe họ buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ. “Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, đạp chậm… Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại, nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua rồi quay mặt lại “Tiên sư cái anh già!”. Lại một buổi sáng tôi đến thăm bạn…, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”.
Các già văn ấy mỗi người mỗi kiểu “phát biểu” về Hà Nội. Ông Tưởng âu lo, ông Tuân trực cảm, ông Khải kín kẽ sau nhân vật “tôi”. Dầu sao thì họ đã khuất núi cả, còn mỗi già Tô Hoài. Thế còn những người đang sung sức trên văn đàn hôm nay thì sao? Chẳng may, là tôi lại chơi với vài người có cảm giác rất nghiệt ngã. Nhà thơ Văn Công Hùng “mô tả” Hà Nội:

mùa thu trườn qua ngã tư
người xe người xe đông cứng
mùa thu tiếng còi như thét
em trùm mùa thu ninja
và bụi và nóng và trôi
mùa thu chết ngạt trên đường
Mà trước đấy, ông phó chủ tịch Hội Văn nghệ Gia Lai này đã từng viết, là “Hà Nội cho anh biết nhớ / mùa đông cồn cào rắc muối trong anh”
Phan Thị Vàng Anh sống nhiều nơi, chủ yếu phương Nam, và có thời “dính” đến Hà Nội. Trong tập “Gửi V.B” được giải thơ của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007 của chị có câu:
Thốc đến tận tầng ba giọng nói người Hà Nội
để rồi
Hồ Gươm ngay dưới kia nay đã thành người lạ
Từng thân thuộc mà thành người lạ là có chuyện rồi. “Chuyện” ấy không giải quyết được, mà to ra. Gần đây, trong truyện ngắn có dáng dấp một tự sự “Hà Nội tháng 7 năm 2011”, Vàng Anh viết:
“Những người cả tuần mới phải ra phố một lần, những người một bước là lên ô tô, xuống ô tô có thể cười chị em Hà Nội mùa này trông giống nhau như tạc: váy ngắn hở đùi nhưng bên trên là áo chống nắng tùm hum, có mũ lụp xụp và manchette phủ dài qua hết hai bàn tay, mặt đeo khẩu trang, mắt đeo kính râm. Trông các chị, các cô rất xấu, nhưng có đi làm mỗi ngày mới hiểu được vì sao phải thế: nắng những năm này hình như có trộn cả hơi xăng, muội than, và da dẻ phấn son rồi không thể mỗi lúc mỗi rửa như thời còn để mặt mộc làm căn bản… Áo chống nắng mới cách đây một tuần đã tiến thêm một bước đi kèm váy chống nắng: quấn quanh thân dưới như xà rông, những chiếc váy này may bằng vải rẻ tiền càng làm cho thành phố thêm nhếch nhác. Cả thành phố như đầy những đống giẻ di động, bắt buộc và có lý…”.
Sau khi quan sát, mô tả, nhà văn sang đoạn sâu sắc hơn, nghĩ ngợi về căn cốt bên trong đô thị thủ đô:
“Nếu như ở Sài Gòn có cảm giác cái gì cũng “ngoài” ta, xa ta, thì ở Hà Nội cảm giác cái gì cũng sát vào ta, cô đặc hơn: trời, cây, người, sự soi mói của con người, sự thân mật và du đãng của con người, tiếng người… cái gì cũng như “nước cốt” không ngừng làm ta ngạc nhiên và hơi sợ hãi vì nó quá gần ta.

Cái sự gần, sự sát ấy, nếu như mới cách đây khoảng năm năm còn là ở mức dễ chịu vì xe chưa đông lắm, người chưa đổ về lắm, thì đến năm nay đã trở nên khó chịu. Thứ nước cốt kia đã thành đậm đặc vì độ dày ken của tất cả mọi thứ, trở nên ngột ngạt mồ hôi người. Từng ấy sự soi mói được nhân lên, từng ấy giọng nói Hà Nội nhân lên, sự cau có ngọt ngào hay giả tạo cũng nhân lên… làm người phương xa như trúng nắng, xây xẩm. Muốn ra đường gặp một người quen thì phải cọ xát với cả tá người dưng, nhất là hẹn ở những phố trung tâm thì người dưng vừa đông, vừa vô hồn.

Vô hồn là phải, vì đám đông kia tuy sống nhờ Hà Nội, không muốn rời Hà Nội, nhưng Hà Nội chỉ là một phương tiện, không phải là nhà. Cứ nhìn những cuộc bia của hội đồng hương Nghệ An hay Thanh Hóa là hiểu: họ yêu quê họ biết bao nhiêu – nơi mà họ quyết tâm ra đi… Đó, ngày nay ta sống trong Hà Nội là sống với các hội đồng hương khổng lồ và ồn ã. Người Hà Nội gốc với những bà cụ áo phin nõn rót nước vối ủ cho ta uống, những ông cụ (luôn đi cùng các bà cụ kia) áo may ô tinh tươm mắt lấp lánh tủm tỉm cười… ngày càng vắng. Người Hà Nội cổ cũng như cà cuống đồng, biến đâu hết, thỉnh thoảng bắt được một bà / một ông / một con tưởng như bắt được linh hồn của một thời”.

Người Hà Nội hằng tự hào về truyền thống “thanh lịch”, “hội tụ, kết tinh, lan tỏa” của mình. Điều đó là có thật. Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân (nông thôn đang trống toang), chỉ nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn. Hai quá trình thành thị hóa nông thôn và nông thôn hóa thành thị cứ cuồn cuộn song hành. Trong gia đình “Hà Nội mới” trưởng giả, con cái hùng hục híp hóp chát chít trong khi ông bố chồm hỗm hai chân trên xô pha xỉa răng chanh chách.
Ai đấy sẽ bảo các nhà văn nhà thơ trên đời này ít lắm, những điều họ cảm thấy, nói ra trên đây chả ai nghe thấy đâu. Nhưng nhiều khi, rất nhiều khi, sự thật, chân lý không nằm trong đầu đám đông, mà lại do thiểu số ít ỏi nắm.

Trần Chiến 2012

NỖI BUỒN THÙNG THÌNH


Hay là thôi mình về
Úp mặt vào phố 
Nghe ghi ta gỗ kêu thùng thà thùng thình
Nghe cái tình thùng thình thùng thà
Già nua tuổi hai bốn
Hay là thôi
Về kịp mùa thược dược nở
Để cô gái hết một thời ngồi xổm
Long nha long nhong
Ừ thôi hay về đi
Tháng ngày rộng dài thùng thà thùng thình
Ôm nổi mình đâu
Đừng nói dối
Đóa hoa cuối mùa chẳng còn giữ được mùi hương riêng nữa
Chỉ còn những khối di hoa
Chỉ còn những khối di tình
Còn đôi mắt mình
Di tình mùa sau
Ai về châu thổ
Nhắn giùm mình một đôi bàn tay
Trả nợ ngày bão rớt
Hên xui một con đường


Nguồn: Nhặt trên net – Đếch biết của ai

XEM LẠI MÌNH ĐI

LâmTrực@

Chiều nay đọc báo thấy có bài Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…”. Cảm giác của tôi là buồn đến cùng cực. Đều là dân Việt Nam mà sao lại phân biệt đối xử vậy? Những người quê Nghệ An có gì xấu? có gì không bằng những người quê nơi khác? Xấu tính ư? bủn xỉn ư? Xin thưa rằng ở đâu cũng có loại người như vậy.

Khỏi phải nói các bạn cũng biết, thời gian qua báo chí đăng tải nhiều bài viết có nội dung liên quan đến việc tẩy chay lao động có gốc Nghệ An và Thanh Hóa. Đã có nhiều nhà phân tích lên tiếng, có nhiều người dân ở Nghệ An và Thanh Hóa lên tiếng và giới chức quản lý lên tiếng. Thiết nghĩ, đó là hành vi thiếu văn hóa của những kẻ phân biệt nguồn gốc, cần loại trừ như một tệ nạn xã hội. Trong chừng mực nào đó, có thể coi là “tội phạm”, mặc dù điều này chưa được luật hóa.

Một cách thô thiển nhất, tệ phân biệt này chả khác gì nận phân biệt chủng tộc. Sự hèn hạ trong trả thù cá nhân đối với vùng quê nào cũng đều có thể so sánh với tệ mại dâm mà xã hội đang bức xúc. Rất tiếc là thực tế đó đang diễn ra và có sự cổ súy của một số phương tiện truyền thông.

Ngay cả bài sau đây, mặc dù bổn báo đã có lời chú là không phản ảnh quan điểm của báo để tránh bị lên án, cũng không nên tiếp tục cho đăng tải.

Những người có tư tưởng phân biệt đối xử này hãy xem lại mình đi.

LâmTrực@ xin giới thiệu để bạn đọc cùng cho ý kiến.


“Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…”

“Thực tế tôi gặp nhiều người xứ Nghệ xấu tính nên làm mất niềm tin”, anh Phạm Thành Tuân, Giám đốc Công ty Công nghệ số Gram…, TP Hải Phòng cho biết.
Để rộng đường dư luậnKienthuc.net.vn tiếp tục đăng tải ý kiến thảo luận của bạn đọc sau một số bài viết về lao động Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… bị nhà tuyển dụng từ chối. Những ý kiến này không phải là quan điểm của toà soạn.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên cách đây gần 7 năm, khi đó công nghệ thông tin đang còn là ngành “hot”. Tôi mới ra trường, có xin vào một tập đoàn truyền thông lớn tại Hà Nội.

Đây là tập đoàn mới ra đời, khá phát triển, có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất và kinh doanh. Được tuyển dụng vào đó làm, tôi rất vui.

Tuy nhiên thời gian vào làm chỉ được một năm, chuyện trục trặc giữa tôi và ông trưởng phòng là người Nghệ An xảy ra. Ông trưởng phòng có giọng nói trọ trẹ khó nghe, lại keo kiệt bủn xỉn và xấu tính. 

Ông ta tìm đủ cách, vạch lá bới sâu để đổ lỗi này khác cho tôi. Các kế hoạch của tôi với nhóm để đổi mới công nghệ ông đều gạt phăng đi… 


Trong công việc, ông chỉ ưu tiên người có tiếng Nghệ An nhà ông ấy thôi. Còn tôi bị chèn ép và cô lập dần dần, 6 tháng sau tôi đành phải xin nghỉ việc.

Sau đó, tôi được anh bạn ở một công ty cùng thuộc tập đoàn đó xin về làm quản trị viên. Tôi thích ứng công việc khá nhanh và được nâng cấp dần. Tuy nhiên điều làm tôi hay suy nghĩ nhất là đi đâu làm gì tôi cũng chỉ gặp người có tiếng trọ trẹ như ông trưởng phòng xấu tính. 

Sau vụ tôi bị ông trưởng phòng “loại”, tôi biết được lý do là vì ông ấy muốn dành vị trí của tôi cho cháu ông ấy vừa ra trường Bách khoa. Tuy nhiên tôi cho rằng ở đâu cũng có người thế này thế khác nên không để bụng nữa. 

Tôi không ngờ, gắn bó với công ty thứ 2 được ba năm, ông trưởng phòng mới được điều về phòng tôi lại là người Nghệ An. Lịch sử lại lặp lại, tôi bị ông trưởng phòng này hoạnh họe đủ thứ dù công việc của chúng tôi trước đó vẫn được duyệt bình thường. Tôi không thể hiểu được nên có trình bày quan điểm của mình, về kế hoạch chi tiết, tính khả thi để có thể thực hiện dự án… Ông ta nói, đừng có ngựa non háu đá.

Ông sếp này của tôi không khác ông trưởng phòng cũ của tôi chút nào: bảo thủ, độc đoán, lúc nào cũng bắt người khác theo mình. Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi im lặng cứ làm theo những gì ông ấy cho là đúng để được yên thân.

Ngoài các ông sếp, các nhân viên cùng cấp tôi là người Nghệ An cũng sống cực kỳ “tiểu xảo”. Họ là người bất chấp mọi thứ để chiếm được vị trí mong muốn, chịu đựng rất tốt để có thể thực hiện mục đích. Không chỉ vậy, dù chơi với nhau nhưng các bạn người Nghệ An cũng rất “tính toán”. Nhà nhiều người có điều kiện nhưng vẫn giả khổ, keo kiệt bủn xỉn. Những điều trên khiến tôi ám ảnh cách sống của dân Nghệ An. 

Sự yên thân của tôi với ông sếp tan vỡ vào tháng 9/2008 khi ông giao cho tổ tôi kế hoạch về phần mềm đổi mới hệ thống mạng. Một nhóm có 5 người, tôi được anh em bầu làm tổ trưởng. 

Sau khi tiếp nhận kế hoạch, nhóm chúng tôi bắt tay vào thực hiện triển khai, hoàn thành dự án trước 5 ngày. Chúng tôi, ai cũng vui, háo hức đến ngày báo cáo với sếp.

Ngờ đâu, ngày báo cáo sếp, phiên bản thử nghiệm đầu tiên chúng tôi bị sếp quăng lựu đạn tới tấp. Chúng tôi đứa nào cũng thất vọng, nghệt mặt ra. Như một sự tất yếu để bảo vệ đứa con của mình, chúng tôi có “bật” lại, giải thích cho sếp những điều sếp hỏi một cách hợp lý. 

Giả sử phần mềm mà chúng tôi thực hiện bị lỗi, trình duyệt không khớp… thì chê trách cẩu thả, hoặc tạo cơ hội cho anh em tôi sửa lại. Đằng này phần mềm đưa lên hệ thống chạy rất êm, không báo bất cứ lỗi gì nhưng sếp tôi lại cho rằng phần mềm quá lạc hậu, phong cách làm việc ẩu,… 

Ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo hết tháng nghỉ việc. Tôi viết đơn xin nghỉ luôn, 4 người bạn nhóm tôi bức xúc quá cũng xin nghỉ. Chúng tôi ra ngoài mở công ty làm. Đến nay mấy anh em tôi vẫn duy trì hệ thống chính trên Hà Nội, còn tôi về Hải Phòng mở chi nhánh, hai bạn khác vào Đà Nẵng và TP.HCM để thiết lập mạng lưới. 

Lâu lâu mấy anh em ngồi với nhau nghĩ lại cái ông sếp người xứ Nghệ mà cứ dị ứng, ám ảnh. Anh bạn chịu trách nhiệm công việc ở Đà Nẵng thi thoảng lại miêu tả lại cái điệu bộ ông sếp Nghệ An chỉ chỉ, trỏ trỏ với cái giọng nói nặng như chì mà tôi vẫn ghét đến tận giờ. Có lẽ vì những ám ảnh đó mà đợt nào tuyển dụng nhân sự, tôi mà cầm hồ sơ của bạn nào xứ Nghệ, kiểu gì tôi cũng loại ngay.

(Tên công ty đã được thay đổi)

B.S.N (ghi)

TẢN MẠN VỀ TIẾNG LÓNG

LâmTrực@

I/ Tiếng lóng SaigonTiếng lóng vốn là tiếng của… vỉa hè, chợ búa, là thứ tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc tu hành mới không có (chứ không phải các vị không dùng, một linh mục đã từng hỏi người viết “Có ghệ chưa?”)

Tiếng lóng chuyên dùngThoạt kỳ thủy đó là tiếng của một giới nào đó (ăn chơi, mánh mung, ma túy… ), là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó, không phải “tiếng lòng” tức không phải của nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy. Định nghĩa thật khó, cách giản tiện nhất là… nói tiếng lóng.
Sài Gòn là đất trẻ, nhiều dân tứ xứ (Trung Nam Bắc chen vai thích cánh với Hoa, Ấn, Tây, Mỹ v.v… Chủ yếu là thành phố công thương nghiệp tạo thành lớp cư dân linh hoạt, nhiều sắc thái, cá tính hơi “bốc”, trọng nghĩa khí mang tính giang hồ, thích sống thoáng, khoái hoạt. Hơn nhiều nơi khác, sức ma sát ở đây rất mạnh, càng mạnh càng bén nhạy trở thành đắc địa của tiếng lóng. Từ Sài Gòn, tiếng lóng lan toả ra vùng…
Dân chơi rủ nhau xuống xóm phải tránh bị bể ống khói, muốn thế nhớ mặc áo mưa. Cái dụng cụ dùng cả lúc nắng đổ lửa này đến năm 1963, khi đại sứ Mỹ nước ngoài cạnh chính quyền Sài Gòn sang nhậm chức thì không chậm trễ, dân chơi lúc xuống xóm đã có ông đại sứ đi kèm! Chả là vì ngài đại sứ họ tên là Henri Cabot Lodge, trong đó capote theo tiếng Pháp là cái áo mưa… thú thật.
Dân ăn chơi không phải ai cũng sòng phẳng, nhiều kẻ hay tìm bạn bò mộng để bắt địa. Ông chủ quán cà phê La Pagode nếu giờ còn sống liệu còn thắc mắc vì sao có mấy chàng sinh viên ngày nào cũng kéo đến kêu cà phê lát rồi bỏ đi, chỉ có một người ngồi lại… đọc sách cả tiếng đồng hồ? Không đâu thưa ông chủ quán, gã đó ngồi làm va li chờ bạn đi kiếm tiền đến… chuộc đó!
Nhớ hồi 56-57 gì đó, có cô ca sĩ nổi tiếng, một lần đi chơi… Nhà Bè (hồi ấy còn rất hoang vắng) hai người làm gì trong xe hơi chẳng biết nhưng bất ngờ bị tuần cảnh xét hỏi, bèn nói em với anh đi… ăn chè, dù tại Nhà Bè thuở đó mua cả chỉ vàng cũng không có thứ gọi là chè ấy. Thế là trong từ điển tiếng lóng, ăn chè ra đời, dùng làm gì thì cứ thử ắt biết.
Dân chơi cầu ba cẳng khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải chăm phần chăm(100%). Số là thời chiến tranh, quân đội Sài Gòn thường có lệnh cấm lính xuất trại, ngoài cổng treo tấm bảng “cấm trại 100%”. Không được ra phố, ở lại trại 100% thì… 100% rất “đã” thế là con số này sống mãi với thời gian. Nhậu nhiều lỡ mà lên dầu sống khẩn cấp, không kịp chạy ra ngoài bèn cứ ngồi tại chỗ cho chó ăn chè…
Sang tới giới công tư chức, anh nào từ phòng sếp ra mặt hơi bị không vui thì biết anh ta được mời lên uống trà, hoặc uống cà phê đen, làm đèn cầy (đứng ngay đơ) cho sếp “xát xà bông”
Khi Sài Gòn có chủ mới, người Sài Gòn làm quen – dĩ nhiên rất nhanh, tiếng lóng mà – nhữngđánh quả, con phe, một vé, một chai, bôi trơn, mắt thứ hai tai thứ bảy, phao v.v… đã trở nên quen thuộc.

Điều ngày càng được khẳng định là, nhà báo Sài Gòn lại cũng là tác giả của một số tiếng lóng rất hiện đại. Chính họ còn là đường truyền hiệu quả cho tiếng lóng. “Chọi” hiện đang được một số tờ báo sử dụng, ý chỉ 1 thí sinh đại học phải loại bao nhiêu thí sinh khác để có tên trong danh sách trúng tuyển! Nghe đầy bạo lực như chọi gà, chọi trâu, chọi dế… nhưng nghe miết thành… gần quen tai!

Mấy năm nay đường phố Sài Gòn bị hết ngành này đến ngành khác băm cho nát. Ở những vết băm người ta dựng lên những tấm tôn mỏng manh xiêu vẹo, thế là lô cốt ra đời! Cùng với lô cốt là những hố tử thần chỉ việc các ông con nhà họ “Đào” đào lên để vậy chờ sẵn người tận số đi qua!
Botay.com thì còn gì hơn là cách than trời về những việc làm của một số quan chức thuộc loại đáng chào thua hoặc hết biết? Cũng từ các tờ báo, nhất là báo trào phúng, những tiếnglủm, nhím nghe khá gợi hình của một sự thô bỉ nhẫn tâm ra đời khi có những quan chức cắt xén tiền, hàng cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Cùng với nó, Biết (ngon, dở, hay, đẹp… ) chết liền! là một cụm từ tiếng lóng… nói trong trường hợp nào cũng được, miễn sao tỏ được ý phủ định của người nói trước người hỏi. Hỏi “Ngon gì mà ngon” hay “Dở ẹc”, đáp “Dở chết liền!”…”Đẹp không?”, nếu là nịnh thì “Xấu chết liền!”…
Tiếng lóng là tiếng chợ búa nhiều tính thực dụng, ra đời trong một bối cảnh nhất định, mà cuộc sống thì như một dòng chảy cho nên khai sinh nhanh thì tiếng lóng cũng không sống được lâu. Hai tiếng OK Salem của những tên ma cô dẫn gái tiếp thị với lính Mỹ ở Sài Gòn góc tối nào cũng có thể có, nhưng nó đã nhanh chóng bị đào thải theo chân những chú Yankee khi họ rời khỏi đây. Tiếng lóng là công cụ nhất thời như hoa phù dung sớm nở tối tàn vậy.


Nhắc đến tiếng lóng mà quên nhà văn quá cố Nguyên Hồng là một sự thất lễ. Trước năm 45 cụ đã lên đời loại tiếng vỉa hè này, đưa nó vào văn chương hẳn hoi. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ”- nội cái nhan đề đã là một tiếng lóng (chỉ người đàn bà móc túi) – của cụ đọc thật “bá chấy”.
Lần đầu tiên người đọc được nghe tiếng của giới giang hồ đất cảng Hải Phòng: Mõi (móc túi);kỳ bẽo (cờ bạc); sò quỷnh (người nhà quê); đông địa (nhiều tiền) v.v…
Một dân móc túi thuộc loại trinh sát theo dõi một người nhà quê có vẻ có tiền, khi thấy ông ta vào quán cơm bụi, đã báo cho đồng bọn biết một cách gần như công khai: “Sò quỷnh đông địa tranh vòm” (gã nhà quê lắm tiền vừa vào quán)!
Trong khi chưa tìm ra ai khác nhà văn Nguyên Hồng, xin cứ tôn xưng cụ là… vua tiếng lóng. Vì nhân vật của cụ nói nguyên một câu bằng tiếng lóng, còn đám hậu sinh chỉ đệm được vài từ là cùng.
(Theo Cao Thoại Châu/Gió O)


II/ Tiếng lóng tuổi teen
Tò mò, phê phán hoặc cười trừ, rồi… kệ. Đó là cách mà nhiều người ứng xử với tiếng lóng, vốn đang là “trào lưu” của không ít bạn trẻ hiện nay.
Tuy nhiên với những người thực sự quan tâm tới ngôn ngữ mẹ đẻ và sự phát triển của nó thì cho rằng, nếu vẫn “kệ”, bỏ qua hiện tượng này thì sẽ dẫn đến những hệ quả xấu.
Giải mã
Tiếng lóng xuất phát từ nhu cầu muốn khẳng định cái tôi đặc trưng, vị thế của mình trong xã hội của cộng đồng những người trẻ. Ngôn ngữ lóng thường được sử dụng trong blog, chat, nhắn tin qua điện thoại di động…
Tiếng lóng của tuổi mới lớn không theo bất kỳ quy luật nào. Có thể bắt gặp những câu từ kết hợp lộn xộn giữa biểu tượng, viết tắt, các con số, dấu câu, tiếng Anh, Pháp, Việt…
Viết tắt là cách sử dụng phổ biến nhất trong tiếng lóng. Tuổi mới lớn hay ghép các chữ cái đầu của các từ trong một câu để làm thông điệp cho nhau, thông thường là những câu tiếng Anh. Ngoài ra, việc dùng các từ như: “thía” thay cho “thế”, “hok” thay cho “không” là cách nói chệch đi để nghe… teen hơn.
Ví dụ: ILU = I Love U, SUL = see you later, G9 = good night, hum ni = hôm nay, hok bit gì mờ bì đek = không biết gì mà bày đặt…, ngồi pùn hem bik lèm j = ngồi buồn không biết làm gì, bik oj, mì đến đéy rùi đợi tau! = biết rồi, mày đến đó rồi rồi đợi tao, pls = làm ơn!…
Ngoài viết tắt, các biểu tượng hoặc ký tự, dấu câu và con số cũng được dùng để làm thông điệp. Những dấu như @, $, /, * thường được dùng khi muốn biểu lộ cảm xúc vui, buồn nào đó. Ví dụ: $_$ (vui như được tiền), 8_0 (bị sốc), ### (thăng rồi), $% (thật 100%)…
Các nguyên âm trong từ ngữ cũng thường bị bỏ đi và thay vào đó những ký tự đồng âm với từ cần dùng. Chẳng hạn, what’s up = wozup (chuyện gì xảy ra vậy?), b4 = before,sk8board = skate board (ván trượt), en = ăn, thik= thích…
Không chỉ để giải tríCô giáo Nguyễn Thị Như Hương – giáo viên dạy Văn trường THPT Phạm Hồng Thái (Q.Ba Đình) tỏ ra rất lo ngại khi cho rằng: vì quá lạm dụng ngôn ngữ chat mà các học sinh mang theo chúng vào bài làm văn khiến giáo viên đôi khi đọc không hiểu gì cả.
Không chỉ trong những bài kiểm tra thông thường, ngay cả trong kỳ thi quan trọng như tốt nghiệp THPT vẫn có những học sinh sử dụng tiếng lóng trong bài thi của mình. Những từ lóng xuất hiện rất nhiều như “ah” (à), ko (không), of (của), at (với), bít (biết), thik (thích), bih(bây giờ), wa (quá), j (gì), thía (thế)…
Một chuyên gia ngôn ngữ học là tiến sĩ Hoàng Anh – Học viện Báo chí Tuyên truyền – nhận định: việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng này quả là một điều nguy hiểm một khi thứ tiếng “lai căng” này được đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của các bạn trẻ.
Nhiều giáo viên và phụ huynh cũng đã lên tiếng cảnh báo: một số tờ báo, bộ phim dành cho tuổi mới lớn phát trên truyền hình hiện nay để thu hút sự chú ý của giới trẻ cũng đã sử dụng toàn tiếng lóng. Thế nên, các em càng được “cổ súy” cho trào lưu này.
Điều đáng nói là thứ ngôn ngữ này đang trở thành trào lưu mạnh mẽ đến nỗi nếu học sinh nào không sử dụng nó thì lập tức bị coi là lỗi thời, không sành điệu.
(Theo Thanh Niên)


III/ Từ điển tiếng lóng
Hiện nay trong các tiệm sách đều có bán các loại từ điển tiếng lóng cả Việt lẫn Anh còn trên mạng thì có trang trên. Cái “hấp dẫn” và “lợi thế” của từ điển mạng là cập nhật từ mới thường xuyên và ai cũng có thể “sáng chế” “sưu tầm” từ mới để góp vào đây. Không ít từ thô tục hoặc có cách giải nghĩa tùy tiện, ví dụ:
Nước nôi đầy đủ = Chỉ người phụ nữ cân đối nở nang.
Núp gió = che chắn cho bản thân trước ngoại cảnh, trốn sự việc trước mắt
Dính nhau như cứt với đít = (thành ngữ) Chỉ sự gắn bó, thân thiết của 2 (hay nhiều) người, thường là bạn bè. Đi đâu, làm gì cũng có nhau.
Thoai thì tiếng lóng đã là thành phần ngôn ngữ hẽm thể thiếu trong cuộc sống, ai thik thì sử dụng; hẽm thik thì thui, bạn nhể!
Tuy nhiên không thể nói “tiếng lóng” góp phần làm tiếng Việt phong phú – giàu đẹp mà có khi là ngược lại.

CON CÒ TRONG CA DAO


Trong các loài chim, dường như cò và vạc được ca dao Việt Nam nhắc đến nhiều; Quốc văn giáo khoa thư [1] cũng lấy những bài ca dao ấy làm các bài học thuộc lòng cho học trò từ hồi còn lớp đồng ấu, dự bị. Thế nhưng để hiểu rõ nghĩa của các bài ca dao này thiết nghĩ không phải là điều đơn giản.

Với bài “cái cò, cái vạc, cái nông”:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giậm lúa nhà ông, hỡi cò?
Không, không tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin thì ông đi đôi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Quốc văn giáo khoa thư giải thích: “Bài này lấy chuyện con cò, con vạc, con nông, mà ngụ cái ý chê người nhà quê hay có tính xấu đôi co (đôi chối) mách lẻo”.
Hồi còn nhỏ, khi đi học và được nghe thầy giải thích như vậy, tôi yên tâm học thuộc lòng để trả bài cho thầy. Nay tuổi đã già, tóc đã bạc, mới thấy cái cách cắt nghĩa như vậy nó có cái gì hơi kỳ kỳ, thiếu công bằng. Tại sao phải “người nhà quê” mới có tính xấu hay đôi co đó mà người các vùng khác lại không có? Nghĩ tội nghiệp cho người nhà quê vừa bị thiệt thòi mọi bề mà còn gánh lấy những điều tai tiếng!!!

Rồi đến bài “Con cò mà đi ăn đêm”:
Con cò mà đi ăn đêm,
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Quốc văn giáo khoa thư lại giải thích: “Bài này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa cơ thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm lòng trong sạch, không làm điều gì ô uế.”
Hai cách cắt nghĩa trong hai bài ca dao vừa trích về hình ảnh con cò trong cùng một cuốn sách có chút gì không nhất quán, mâu thuẫn.

Ðặc biệt, bài “con cò mà đi ăn đêm” đã được học giả Lê Văn Siêu luận giải:
“Nó là cái tình trong trắng của người quân tử cha đối với danh dự của người quân tử con. Chính nó là cái tình của “con cò mà đi ăn đêm”. Không phải vì tình cờ mà cha ông chúng ta đã tìm ra được con cò để dùng làm con chim tượng trưng cho cả một tư cách quân tử của mình như vậy.

Cò không bao giờ có lông đen, dù lốm đốm đen cũng không có. Cò không bao giờ no đầy diều. Lúc nào người ta cũng thấy nó khẳng khiu, cái da bọc cái xương. Lúc nào người ta cũng thấy nó lom khom lặn lội ở bờ ao, một cách rất tội nghiệp, chỉ vì thương con mà phải đi kiếm những tôm những tép về cho con ăn.

Rồi có một bữa kia, vì quá đói, đêm hôm tăm tối cũng phải mò đi. Xưa nay cò vẫn kiếm ăn giữa thanh thiên bạch nhật. Một lần đầu trong cuộc đời cò đi ăn đêm. Cũng là một lần đầu cò lộn cổ xuống ao mà không cách gì thoát mình ra được. Cò phải cầu cứu với ông lão đánh dậm đêm. Cò phải thề thốt nặng lời: ‘Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng’. Và cuối cùng cò phải lạy van: Nếu ông nhất định ăn thịt tôi, tôi cũng không phàn nàn gì, chỉ xin ông vì danh dự của con tôi, mà ‘xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con’”. [2]

Trước hết chúng tôi thấy giải thích của tác giả có chút gì hơi quá cường điệu về “tư cách quân tử” qua hình ảnh “con cò”; trong dân gian có câu “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà, nuôi cò mổ mắt” là một bằng chứng về sự đối nghịch với ý vừa giải.

Thật ra, cái màu trắng của con cò có sau tên gọi. Như nhiều loài chim người ta gọi tên phần đông theo cái âm thanh mà nó kêu lên, như le le, bồng bồng, đa đa, manh manh, te te, quành quạch, sa sả, se sẻ, trao trảo, vỏ vẻ, bìm bịp, chích chòe, dòng dọc, quạ, chim vịt, vạc, diệc, chim ục, chim cú, bồ cắt và còn nhiều vô số kể, rồi sau mới phân biệt màu sắc, hình dáng mà có nhiều tên để phân biệt từng loại trong cùng dòng họ; cò cũng không ngoại lệ.
Cò trắng phần đông là cò ma (tên khoa học Egretta Alba) chân dài màu xanh, cổ cao lêu nghêu, mỏ vàng và thẳng, với lông màu trắng như tuyết, dưới ức và trên lưng có lông cước phủ dài xuống như râu người già.

Rồi có giống cò trắng, (tên khoa học Wood ibis Mycteria America), phần từ cổ liền với đầu màu nâu pha vàng, mỏ dài, chót cách lông màu đen. Người nhà quê quen gọi loại cò này là cò trâu vì chúng hay theo các đàn trâu đang ăn cỏ trên đồng để ăn cá tép và ăn ruồi bám trên lưng trâu.

Lại còn có cò quắm đỏ (tên khoa học Plegadis chihi) với cái mỏ dài và quắm xuống, lông màu đỏ sậm, có viền trắng ở hai khóe mắt.

Ngoài ra còn có cò quắm trắng (tên khoa học Eudocimus albus) với mỏ và chưn màu đỏ, khi còn nhỏ lông màu nâu, lớn lông màu trắng như tuyết, mỏ dài và quặm.

Cò quắm lửa (tên khoa học Eudocimus ruber) còn gọi cò ráng đỏ, khi nhỏ lông màu nâu, ức màu trắng.

Cò sao (tên khoa học Aramus guarauna) lông màu nâu pha trắng xen lẫn đều trên lưng và cánh như sao trên trời.

Về phần này, ca dao cũng có phân biệt nhiều loại cò như:
Cái cò trắng bạch như vôi,
Cô kia có lấy chú tôi thì về.
hoặc:
Cái cò là cái cò vàng,
Mẹ đi đắp đàng, con ở với ai.
hoặc:
Cái cò là cái cò quăm,
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai.

Qua vài ghi nhận vừa dẫn cho thấy không phải cò nào cũng trắng như tác giả đã khẳng định “cò không bao giờ có lông đen nào, dù lốm đốm đen cũng không có”, mà có loại cò còn pha thêm nhiều màu khác.

Thứ đến, tại sao tác giả lại nghĩ “con cò mà đi ăn đêm” bị “lộn cổ xuống ao” này là hình ảnh của người cha mà không là hình ảnh của một người mẹ. Trong lời ca dao, có chữ nào để ta phân biệt con cò trống và con cò mái đâu mà biết con cò lộn cổ xuống ao là cò cha? Ðể nói về cò mái, ca dao không thiếu như:

Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hoặc:
Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mờ mịt ai đưa cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Anh đón anh bắn, cò về làm chi.

Và còn nhiều nữa, không kể xiết.
Ca dao mặc dù được xếp vào loại văn chương bình dân truyền khẩu, ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng cắt nghĩa ca dao không phải lúc nào cũng dễ dàng; nó đòi hỏi tính hợp lý, các đặc tính của sự vật được ví von và nhất là phải cảm thông với lớp người mà các tác giả vô danh đã mượn ca dao gởi gắm nỗi niềm, mới mong cắt nghĩa ca dao được phần nào rõ nghĩa.

LâmTrực@

[1] Quốc văn giáo khoa thư (lớp Dự bị) do Việt Nam Tiểu học tùng thư ấn hành năm 1948 (trang 180 và trang 204)
[2]Văn minh Việt Nam của Lê Văn Siêu do Nam Chi tùng thư ấn hành năm 1964 (trang 155).

TẢN MẠN VỀ "CÁI" VÀ "CON"

Phan Cẩm Thượng
Trong tiếng Việt có hai từ để chỉ sự vật là Cái và Con. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Khôi cho rằng, từ Cái và Con để chỉ sự vật có ý nghĩa phân biệt theo hai giống Cái và Đực. 
1. Theo ông nói chung động vật được gọi bằng Con, ví dụ con trâu, con gà, con chó, con mèo, con ngựa. Còn phần lớn đồ vật và những vật không thể tự chuyển động được gọi bằng Cái, ví dụ cái nhà, cái bếp, cái xe, cái chổi.
Tuy nhiên có một số thứ là sự vật, đồ vật nhưng hay chuyển động, nên người ta cũng gọi bằng con được, ví dụ con dao, con sông (dòng sông). Giống Đực – Nam giới, đàn ông, hay vận động, đóng vai trò đi lại, hoạt động nhiều hơn, do đó là Con, giống Cái – Nữ giới, đàn bà (theo quan niệm xưa) thường ở nhà, ít đi lại, hoạt động trong phạm vi hẹp, do đó là Cái.


Trích từ Sách Kỹ thuật của người An Nam, Henri Oger. NXB Thế giới tái bản năm 2010.
Phan Khôi là người hài ước, ông nói thêm rằng có một vài thứ vốn bất động, nhưng thi thoảng cũng chuyển động một tý nên có thể gọi là Cái Con, ví dụ “cái con B…”
2. Trong tiếng Hán, mạo từ chỉ sự vật đồ vật rất nhiều, dường như không theo giống như trên, mà theo chủng loại. Mỗi loại đồ vật, sự vật có từ riêng, ví dụ: nhất chỉ cẩu (một con chó), nhất chích kê (một con gà), nhất trang báo (một tờ báo), nhất bộ xa (một cái xe), nhất điều ngư (một con cá), nhất điều thủy (một dòng nước)…
Việc lắm từ chỉ định như vậy, nên thực ra đi chợ Tầu rất vất vả, nếu muốn nói cho chính xác, tốt nhất nên học từ các bà các cô, chứ không phải từ các giáo sư. Chỉ định từ theo giống Đực – Cái có lẽ là một sản phẩm rất Việt. Mặc dù tiếng Việt không thiếu những từ chỉ riêng cho chủng loại đồ vật, ví dụ như có thể gọi là thanh kiếm, thanh gươm, cây kiếm, cái kiếm cũng được, cũng như gọi là tờ báo, cuốn sách, quyển sách, cái bàn, chiếc bàn, pho tượng, bức tranh, vì sao, ông trăng, mặt trăng, quả núi… Nên hiện tượng Cái và Con chỉ là mang tính phổ biến chứ không quán xuyến được hết thế giới sự vật.
Chữ Điều (Hán Việt), người Trung Quốc đọc là Thẻo, để chỉ những sự vật dài dài thon thon, có tính chuyển động, như con cá, dòng sông nói trên, khi vào tiếng Việt nó được dùng với rất nhiều biến âm. Một người bạn của Nguyễn Trãi có câu thơ ca ngợi ông là: Nhất điều thủy lạnh Tri tam quán / Tứ bích gia bần phú lục kinh (Nhà quan Tri tám quán mà lạnh lẽo như dòng nước/ Bốn vách cảnh nghèo toàn sách vở).

Trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt, tôi viết là một “dẻo đê”, bạn biên tập đề nghị sửa là “rẻo đê” cho đúng Từ điển ngữ pháp, tôi không đồng ý mà giải thích, đó chính là từ điều trong đê điều, đọc theo tiếng Hà Nội. Từ này trong tiếng Việt rất phức tạp, ví dụ: dãy núi, dải Trường Sơn, dải lụa, doi đất, dẻo đất, rẻo cao, rẻo cây, đê điều…đều là biến âm qua lại giữa Thẻo và Điều, biến âm dẻo để chỉ các chuyển động ngang, biến âm rẻo để chỉ các chuyển động dọc, đi lên. Người Việt có từ Cồn để chỉ doi đất nổi ven sông, biển, tiếng Quảng Nam (Chàm) có từ Cù lao (Cù lao Chàm, Cù lao Ré). Lời ăn tiếng nói là cái gì rất phức tạp, nhất là khi người ta muốn diễn đạt cho chính xác các trạng thái sự vật và tâm lý. 
3. Hiện tượng quy sự vật về hai giống Đực – Cái, trở thành lối nói cặp đôi trong ngôn ngữ. Ví dụ: nhà cửa, sông núi, sông ngòi, chim cá, voi ngựa, chó mèo, gà vịt, cờ bạc, quần áo, gường tủ, bàn ghế, bát đũa, trai gái, làng xóm…
Lối nói cặp đôi phát triển lên thành lối nói cặp bốn, ví dụ: trong quan ngoài quách, hàng xóm láng giềng, trâu bò lợn gà, cờ bạc rượu chè… Ở Hà Tây cũ, nhiều làng (miền Bương Cấn), người ta luôn gọi tên người gắn với tên con đầu lòng là trai hay gái, ví dụ anh đĩ Hạnh – anh Hạnh có con gái đầu lòng, chị bòi Ba – chị Ba có con trai đầu lòng. Đĩ và Bòi cũng là từ chỉ bộ phận sinh dục nữ và nam. Một lối nói rất phồn thực.
Bài viết này chỉ là một nhận xét, không có ý định thành ngữ pháp.

TRÌNH DIỄN GÂY SOCK – NGHỆ THUẬT HAY SỰ QUÁI GỞ?


Chẳng có gì mới. Cũng không phải lạ, càng không thể nói là độc đáo. Trên thực tế, nghệ thuật trình diễn chỉ là “cũ người- mới ta”.

Một thanh niên nhảy ùm xuống Hồ Gươm rồi lên bờ lăn trên đường với thân thể đầy bùn; một người khác bò giật lùi, trải tấm vải trắng trên đường phố gây ách tắc giao thông; một người tụt quần ngồi vào la-bô ngay trước mặt khách tham quan trong phòng triển lãm; người khác khỏa thân 100% nhảy múa với những hình ảnh phản cảm…, đó là những ví dụ của loại hình “nghệ thuật trình diễn” mà công chúng “mục sở thị” thời gian qua tại Hà Nội và… bị sốc.

Không mới, không lạ, không độc đáo…

Những gì được xem là mới mẻ mà nhiều nghệ sĩ VN đang tìm tòi để khẳng định mình thì ở thế giới đã có từ mấy thập niên rồi. Những nghệ sĩ nổi danh của thế giới trong lĩnh vực này là Yves Klein, Allan Kaprow, Yoko Ono, Wolf Vostell, Joseph Beuys, Chris Burden, Atsuko Tanaka…

Xu hướng chung của thế giới về nghệ thuật trình diễn hiện nay thiên về những tư thế, hành động mang tính gần gũi giới tính, có thể chỉ diễn ra trong ít phút hay kéo dài vài giờ, có hoặc không sử dụng đạo cụ. Thường show diễn của thể loại nghệ thuật này chỉ thoáng qua nơi công cộng hoặc gallery, nhà hát, thính phòng…

Việc học tập, sáng tạo theo trào lưu nghệ thuật của thế giới là chuyện bình thường, cũng có thể xem là một trong những hướng đi của nghệ thuật đương đại ở nước ta. Tuy nhiên, do cái được học tập, được tiếp nhận là văn hóa – yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của công chúng nên việc học tập, tiếp thu cần có sự chọn lọc.

Nói cách khác, loại hình nghệ thuật mà nhiều nghệ sĩ tiếp cận có thể được hâm mộ ở quốc gia A, nhưng chưa chắc đã được chào đón ở quốc gia B. Và nếu nó không tìm được con đường dung hợp hài hòa để tạo nên sự thăng hoa của văn hóa trên cơ sở gốc truyền thống, thì trước sau cũng bị công chúng “ném” khỏi đời sống. Đó là lý do tại sao, bộ phim Gái nhảy hút khách ở VN khi tham dự LHP ở các nước đạo Hồi đã bị chính BTC LHP phản ứng.

… mà chỉ có sốc!

Quay trở lại với loại hình nghệ thuật trình diễn đang khiến một bộ phận nghệ sĩ ở ta “phát sốt” -đã là nghệ thuật, thì dù là nghệ thuật cách tân, tiến bộ cỡ nào cũng phải hướng tới đối tượng là khán giả và phải cho khán giả cảm nhận được giá trị thẩm mỹ toát lên từ các tác phẩm, các chương trình trình diễn- sắp đặt. Không làm được điều này, sáng tạo của nghệ sĩ không nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và tiếp nhận của khán giả.

Có thể kể đến buổi biểu diễn mang tên “Bay lên” của nữ họa sĩ Lại Thị Diệu Hà cách đây vài tháng, tổ chức tại nhà sàn Studio, tổ 50, cụm 5, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Chủ nhân của đêm trình diễn đã khiến người xem “choáng” khi từ từ thoát y cho tới khi khỏa thân hoàn toàn, đổ dung dịch lên người, phủ lông vũ dính thân thể… rồi múa, nhét con chim nhỏ vào miệng, sau đó lại há miệng cho chim bay đi…

Sau khi những hình ảnh của chương trình biểu diễn được đăng tải trên một số báo mạng, cộng đồng mạng đã bày tỏ sự bức xúc trước màn biểu diễn phản cảm “không giống ai” của nữ họa sĩ này. Một khán giả nói: “Đây là môn nghệ thuật mà không phải ai cũng hiểu và thông cảm được.

Ở nước ngoài có rất nhiều cuộc trình diễn như vậy nhưng nó phù hợp với văn hóa cũng như cách suy nghĩ của họ. Còn ở VN có rất ít người có thể hiểu được, nếu như với người lớn thì có thể bỏ qua nhưng nếu để trẻ em xem, liệu chúng sẽ nghĩ gì? Đẹp hay ý tưởng hay thì chưa thấy nhưng chỉ thấy sự tủn mủn, sự phô bày hơi thái quá của nghệ sĩ.

Cho dù là môn nghệ thuật nào đi chăng nữa cũng nên phù hợp với văn hóa cũng như cảm nhận của con người ở quốc gia họ đang sống!”.

Cũng thuộc diện “biểu diễn gây sốc”, cách đây khoảng hai tháng, tại triển lãm sắp đặt mang tên Restart ở Trung tâm Mỹ thuật đương đại (Hà Nội), nhà văn, họa sĩ Anh Hoài đã biểu diễn màn cởi quần, ngồi vào toa lét và đọc sách ngay trước sự chứng kiến của khách tham quan. Theo họa sĩ này, đây là tác phẩm sắp đặt có tên WC.

Không chỉ có trình diễn, sắp đặt khó hiểu, một số họa sĩ gần đây cũng có những tác phẩm sắp đặt và chương trình trình diễn có nội dung xấu. Một số vụ việc được phát hiện và “đóng cửa” ngay trước giờ khai mạc.

“Quản” thế nào?

Thực tế đang đặt ra trước nhà quản lý bài toán làm sao để quản được các chương trình biểu diễn nghệ thuật có tính ngẫu hứng khi bản thân của loại hình này là ngẫu hứng và ngẫu hứng mạnh? Mặt khác, với những trường hợp biểu diễn gây bức xúc dư luận phải xử ra sao để không bị cho là cản trở sáng tạo mà vẫn khiến nghệ sĩ nhìn rõ hành lang pháp lý và biên độ cho sáng tạo ở ta là cởi mở, thậm chí cởi mở hơn nhiều nước trong khu vực? Chưa có văn bản riêng quy định cụ thể việc biểu diễn nghệ thuật đương đại và trình diễn sắp đặt.

Việc cấp phép và quản lý vẫn được thực hiện theo những văn bản hiện hành. Có điều, theo phân công trách nhiệm việc cấp phép nghệ thuật sắp đặt được giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục NTBD cấp phép loại hình nghệ thuật trình diễn; còn loại hình biểu diễn đa phương tiện- video thì Cục Điện ảnh đảm nhiệm cấp phép.

Thế nhưng, trong rất nhiều trường hợp, các nghệ sĩ sử dụng cả 3 loại hình nghệ thuật và đương nhiên, họ chẳng “hơi đâu” chạy đi xin giấy phép của cả 3 đơn vị quản lý. Có lẽ đây chính là lỗ hổng dẫn đến việc cơ quan cấp phép duyệt được mảng nọ lại để hổng mảng kia.

Về điều này, họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) cho biết: “Về nguyên tắc thì văn bản luật phải đi trước thực tế. Ở ta chưa làm được điều này. Và cho đến bây giờ, cũng chưa có văn bản nào riêng quy định cụ thể, chi tiết đối với hoạt động trình diễn- sắp đặt.

Theo quy định, hồ sơ xin cấp phép biểu diễn phải có đủ hình ảnh, băng ghi hình nội dung sẽ biểu diễn. Nhưng rất nhiều trường hợp đã bỏ qua quy định này và chúng tôi đã từ chối cấp phép nhiều chương trình.

Cũng có chương trình hồ sơ xin phép không thể hiện rõ sự phản cảm, nhưng khi thể hiện ngoài thực tế lại thể hiện nội dung không tốt và chúng tôi đã “đóng cửa” triển lãm ngay trước giờ khai mạc”.

Cũng theo ông Thành, trong lúc việc quản lý cấp phép chưa thống nhất (quy về một đầu mối- P.V), thì việc lập lại trật tự trong lĩnh vực trình diễn nghệ thuật đương đại- sắp đặt đòi hỏi ý thức và trách nhiệm công dân của mỗi nghệ sĩ.

Nếu có trách nhiệm và ý thức xây dựng một nền văn hóa với những giá trị tốt đẹp, người nghệ sĩ sẽ biết chọn lọc để học tập, sáng tạo cống hiến cho người xem những giá trị nhân văn mới mà không lố; lạ mà không phản cảm.

Và khi người xem tiếp nhận, đồng cảm, sự hy sinh cho nghệ thuật của người nghệ sĩ mới được thừa nhận. Mặt khác, với góc độ người tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, khán giả cần có thái độ cương quyết với những biểu hiện không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nếu có trách nhiệm và ý thức xây dựng một nền văn hóa với những giá trị tốt đẹp, người nghệ sĩ sẽ biết chọn lọc để học tập, sáng tạo cống hiến cho người xem những giá trị nhân văn mới mà không lố; lạ mà không phản cảm. Và khi người xem tiếp nhận, đồng cảm, sự hy sinh cho nghệ thuật của người nghệ sĩ mới được thừa nhận. Mặt khác, với góc độ người tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, khán giả cần có thái độ cương quyết với những biểu hiện không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành).

Theo BÁO VĂN HÓA